• Article
Ngôi nhà Hobbit có mái phủ cây xanh mà ai cũng có thể xây dựng trong 3 ngày

Ngôi nhà Hobbit có mái phủ cây xanh mà ai cũng có thể xây dựng trong 3 ngày.

Green Magic Homes - Những tổ ấm kỳ diệu màu xanh là kiểu nhà lắp ghép bởi các tấm vật liệu laminate là loại nhựa tổng hợp cao cấp đúc sẵn, chúng được gắn kết vào nền đất kiên cố. Cấu trúc dễ lắp ráp và có các nút dạng lỗ như ốc vít để vặn và siết từng phần lại với nhau.

Nhờ công nghệ tối ưu này, các thiết kế có thể được điều chỉnh cho phù hợp với mọi loại địa hình và tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu cá nhân. Một ưu điểm nữa là khách hàng ban đầu có thể mua vài tấm nhỏ đủ để xây dựng một vài mô hình và sau đó có thể mở rộng thêm nếu họ muốn. Chỉ cần ba người để lắp ráp cấu trúc này trong ba ngày mà không cần có kỹ năng gì đặc biệt hoặc thiết bị cồng kềnh.

Công nghệ này được đút kết từ nhiều phương pháp khác nhau về sự chắc chắn cũng như cấu tạo của trái đất. Các đường ống nước, các nẹp cho hệ thống dây điện và các ống thông gió cơ khí có thể được gắn vào bất cứ chổ nào trên trần nhà. Cơ chế của kiểu xây dựng này là đạt được sự thông gió và chống thấm nước tốt, điều mà Green Magic Homes giải quyết theo một lối đi mới bằng cách tạo ra lớp vỏ bên trong không thấm nước, chất lượng, bền vững và có cấu trúc hợp nhất với trái đất.

----------------------------------------
Biên dịch: Thích Làm Vườn
Nguồn: inhabitat.com/a-green-roofed-hobbit-home-anyone-can-build-in-just-3-days/green-magic-homes-7/

#cauchuyennhavuon #thichlamvuon

ZeFyZcDv8JmoyM0tKar2LFPJQ0&_nc_ht=scontent.fsgn2-3.jpg
nc_ohc=9bRjSMMHsLYAX_wQvl4&_nc_ht=scontent.fsgn2-1.jpg
nc_ohc=PzI96I_3Oy4AX95cyiz&_nc_ht=scontent.fsgn2-1.jpg
nc_ohc=h_41TAE6S3MAX9ZRdoe&_nc_ht=scontent.fsgn2-5.jpg
ID4lc0nmFH4JEYoZiFiwWWLw9A&_nc_ht=scontent.fsgn2-5.jpg
nc_ohc=VXRrEe0I-9oAX8cA6bA&_nc_ht=scontent.fsgn2-5.jpg
nc_ohc=70K76Pm-6G4AX856c9t&_nc_ht=scontent.fsgn2-5.jpg
nc_ohc=yNrEN_dOcKwAX-ydVmZ&_nc_ht=scontent.fsgn2-4.jpg
nc_ohc=EYOM4ZNVpQAAX-sGq_A&_nc_ht=scontent.fsgn2-6.jpg
nc_ohc=kK2y9yShsYEAX-8pf_U&_nc_ht=scontent.fsgn2-4.jpg
nc_ohc=oVp7YZOu5hEAX81UgXQ&_nc_ht=scontent.fsgn2-5.jpg
nc_ohc=3D3Ey_7_OAgAX8l1I1i&_nc_ht=scontent.fsgn2-3.jpg

  • Article
Làm thế nào để thu hoạch mía

Cây mía là loại cây trồng dùng để sản xuất đường. Nếu nhà bạn có vài bụi mía, bạn có muốn thu hoạch chúng để làm đường! Để thu hoạch mía, bạn cần phải chặt chúng bằng dao. Sau đó, bạn sẽ phải cắt tỉa những lá thừa và bảo vệ phần gốc rễ còn lại để cây có thể phát triển tiếp một cách khỏe mạnh. Cần đảm bảo rằng bạn thu hoạch mía vào đúng thời điểm. Thu hoạch mía quá sớm hoặc quá muộn sẽ dẫn đến việc giảm chất lượng đường mía.
aid1305187-v4-728px-Harvest-Sugar-Cane-Step-1-Version-2.jpg.webp

Phần 1: Chặt mía

1. Chọn một lưỡi dao thật sắc. Trước khi thu hoạch mía, bạn sẽ cần có một lưỡi dao. Cây mía rất cứng, vì vậy cần phải có lưỡi cắt sắc bén để chặt cây.

• Chọn một con dao sắc hoặc một cái rìu vừa tay cầm để thu hoạch mía. Tuy nhiên, do kích thước nhỏ, nó có thể không chặt mía nhanh như các phương pháp khác.

• Một lưỡi cắt lớn, bạn có thể mua ở cửa hàng đồ kim khí địa phương, có lẽ là lựa chọn tốt nhất của bạn. Mặc dù nó có thể lớn và hơi khó xử lý, nhưng nó có thể đốn mía một cách hiệu quả nhất.

• Tuy nhiên, nếu bạn không quen với việc cầm nắm một con dao lớn, bạn vẫn có thể muốn dính vào vật nhỏ hơn trên lưỡi cắt. Bạn sẽ không muốn mình gặp rủi ro khi thu hoạch mía.
aid1305187-v4-728px-Harvest-Sugar-Cane-Step-2-Version-2.jpg.webp

2. Cắt mía sát mặt đất. Mía phải được tỉa sát mặt đất. Bạn sẽ cắt toàn bộ cây mía khi thu hoạch.

• Cắt sát đất. Nếu sử dụng dao hoặc rìu để cắt mía, bạn có thể phải cúi xuống gần gốc để cắt mía. Đừng chặt quá mạnh, thay vào đó bạn chỉ cần cắt nhẹ nhàng thôi.

• Nên cắt sát mặt đất nhưng không cắt vào gốc. Đảm bảo rằng bạn cắt phần trên mặt đất mà không động đến phần thân rễ ngầm bên dưới của chúng.
aid1305187-v4-728px-Harvest-Sugar-Cane-Step-3-Version-2.jpg.webp

3. Vật chứa khi thu hoạch. Khi bạn thu mía, hãy nhớ bảo quản chúng một cách an toàn. Bạn cần có một cái xe đẩy hoặc thứ gì đó tương tự. Sau khi cắt, hãy đặt các cây mía vào xe đẩy, bạn cũng có thể xếp chúng chồng lên nhau.
aid1305187-v4-728px-Harvest-Sugar-Cane-Step-4-Version-2.jpg.webp

4. Loại bỏ những bẹ lá khô trên cây. Bạn thực sự chỉ cần phần non của cây mía. Sau khi róc bớt lá ngọn, bạn nên tước hết những lá thừa hoặc những lá bẹ khác trên cây mía.

• Cây mía có thể có các lá nhỏ mọc ra từ hai bên. Những thứ này nên được loại bỏ sau khi bạn thu hoạch mía.

• Bạn có thể dùng tay loại bỏ chúng. Nhưng nếu lá khó loại bỏ, hãy dùng dao. Bạn nên sử dụng một lưỡi cắt nhỏ hơn, chẳng hạn như một con dao, thay cho một lưỡi cắt lớn vì bạn sẽ dễ kiểm soát nó hơn.
aid1305187-v4-728px-Harvest-Sugar-Cane-Step-5-Version-2.jpg.webp

Phần 2: Hoàn thành quá trình thu hoạch

1. Cắt tỉa chồi non thành các đoạn ngắn để dễ xử lý.
Khi bạn đã cắt bớt chồi và tỉa bớt lá thừa, bạn có thể cắt chồi thành các đoạn nhỏ để dễ vận chuyển hơn vì cây mía khá dài, có thể tới 3m. Việc cắt cây mía thành nhiều đoạn nhỏ vừa đủ sẽ giúp bạn có thể vận chuyển dễ dàng bằng thiết bị vận chuyển bạn đã chọn.
aid1305187-v4-728px-Harvest-Sugar-Cane-Step-6.jpg.webp

2. Vứt bỏ những lá thừa. Sau khi bạn thu hoạch mía, có thể sẽ còn lại rất nhiều lá mía bị bỏ lại. Bạn nên vứt bỏ những thứ này đúng cách. Bạn có thể vận chuyển chúng đến một bãi rác địa phương hoặc bỏ chúng vào một thùng rác gần nhà bạn. Ở một số khu vực, lá mía thừa được đốt bằng lửa sau khi thu hoạch một cách có kiểm soát.

• Bạn cũng có thể phủ những phần lá còn sót lại lên phần gốc. Điều này tạo thành lớp phủ giữ cho rễ có đủ ẩm, ngăn chặn sự xói mòn đất và hạn chế cỏ dại.
aid1305187-v4-728px-Harvest-Sugar-Cane-Step-7.jpg.webp

3. Đảm bảo rễ mầm được bảo vệ. Khi bạn đã thu hoạch xong mía, bạn cần đảm bảo rằng phần rễ còn sót lại được bảo vệ an toàn. Điều này sẽ đảm bảo một vụ mía chất lượng vào năm sau. Bạn có thể vứt lá thừa lên gốc cây hoặc phủ thêm một lớp rơm rạ xuống đất.

• Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn thu hoạch mía khi gần đến mùa đông. Rễ cần được bảo vệ khỏi sương giá và giá lạnh để có thể phát triển mạnh.
aid1305187-v4-728px-Harvest-Sugar-Cane-Step-8.jpg.webp

Phần 3: Đảm bảo chất lượng mía thu hoạch

1. Thu hoạch mía đúng thời vụ.
Bạn cần đảm bảo rằng bạn thu hoạch mía vào đúng thời điểm trong năm. Trong những thời kỳ nhất định, cây mía hoàn toàn khỏe mạnh và sẵn sàng để được thu hoạch. Để có kết quả tốt nhất, bạn không nên thu hoạch mía kéo dài đến cuối mùa thu. Tại thời điểm này, mía đã đủ cao và khỏe để thu hoạch.
aid1305187-v4-728px-Harvest-Sugar-Cane-Step-9.jpg.webp

2. Quan sát cây mía để đảm bảo rằng chúng đã sẵn sàng để thu hoạch. Một số chồi có thể mất nhiều thời gian để phát triển hơn những chồi khác. Bắt đầu từ đầu mùa thu, hãy quan sát các cây mía để nhận ra các dấu hiệu sẵn sàng cho việc thu hoạch.

• Kiểm tra lá. Những lá có màu hơi vàng và hơi khô là đã sẵn sàng để thu hoạch.

• Dùng tay gõ vào thân cây. Nó sẽ phát ra âm thanh như tiếng gõ vào kim loại.

• Nếu bạn vẫn không chắc chắn, hãy cắt một đường nhỏ theo chiều ngang của cây mía. Hướng vết cắt về phía ánh sáng mặt trời. Vết cắt trên thân cây sẽ hơi sáng lấp lánh khi cây mía đã đủ ngọt để thu hoạch.
aid1305187-v4-728px-Harvest-Sugar-Cane-Step-10.jpg.webp

3. Hãy chắc chắn rằng bạn thu hoạch mía trước khi trời bắt đầu lạnh. Đừng đợi đến cuối mùa thu mới thu hoạch mía. Nếu bạn thu hoạch cây sau khi trời bắt đầu lạnh, nhiều cây sẽ bị hư hỏng.
aid1305187-v4-728px-Harvest-Sugar-Cane-Step-11.jpg.webp

4. Kiểm tra các quy định nếu bạn định đốt lá mía. Nếu bạn có kế hoạch đốt lá mía sau khi thu hoạch, hãy kiểm tra các quy định trong khu vực của bạn. Không phải tất cả các tiểu bang đều cho phép bạn đốt thực vật trong đất vườn của bạn. Bạn có thể kiểm tra với Sở Tài nguyên địa phương để xem việc đốt lá thừa trong khu vực của bạn có hợp pháp hay không. Nếu có quy định cấm việc này, bạn nên tìm cách khác để xử lý lá thừa.

Nguồn: How to Harvest Sugar Cane

  • Article
Cách trồng bông vạn thọ (hoa cúc vạn thọ)

photo-1620005807545-2e08850d6591.jpeg

Cúc vạn thọ rất dễ trồng và có nhiều màu sắc khác nhau, bao gồm trắng, vàng, cam, đỏ và các màu phối trộn. Hướng dẫn dưới đây sẽ chỉ cho bạn cách trồng và chăm sóc cúc vạn thọ để có được những bông hoa rực rỡ nhất!

Phần 1: Chuẩn bị giống​

1. Trồng từ hạt giống hoặc cây con​

Gieo từ hạt giống sẽ mất vài tuần để nảy mầm với chi phí thấp hơn nhiều so với cây giống.
Cây giống hoặc cây con mua từ cửa hàng làm vườn sẽ mang lại sự hài lòng ngay tức thì nhưng chi phí tốn kém hơn.
  • Mặc dù không nhất thiết nhưng bạn có thể ươm hạt trong nhà từ 4-6 tuần trước khi đem ra ngoài trồng. Cúc vạn thọ cũng có thể được gieo trực tiếp xuống đất ở ngoài trời. Các giống ngắn ngày như Cúc vạn thọ Pháp nảy mầm nhanh và ra hoa rất sớm trong vòng vài tuần sau khi trồng.
aid857628-v4-728px-Grow-Marigolds-Step-3-Version-3.jpg.webp

2. Vị trí trồng cúc vạn thọ​

Cúc vạn thọ phát triển tốt trong liếp hoa và cả trong chậu, nhưng chúng cần không gian để vươn rộng ra. Những cây cúc vạn thọ trưởng thành trồng trong luống nên đặt cách nhau từ 0,5 đến 1 m để chúng tiếp nhận đủ ánh sáng mặt trời.
  • Bông vạn thọ sinh trưởng tốt nhất dưới ánh nắng mặt trời đầy đủ, mặc dù vậy chúng cũng có thể chịu được vị trí có 20% bóng râm. Không nên trồng chúng ở nơi có bóng râm hoàn toàn, vì cây sẽ không phát triển được.
  • Cây vạn thọ chịu được điều kiện khô ráo, đất cát, nhưng chúng không phát triển tốt trong đất quá ẩm ướt. Bạn cần lưu ý rằng luống/ liếp hoặc chậu trồng có thể thoát nước tốt; bạn có thể thêm một lớp sỏi dưới đáy và phủ đất lên trước khi trồng để tăng cường thoát nước.
aid857628-v4-728px-Grow-Marigolds-Step-4-Version-3.jpg.webp

Phần 2: Gieo hạt​

1. Mua hạt giống​

Bạn có thể mua các gói hạt giống từ các cửa hàng làm vườn, siêu thị và nhà bán lẻ trên mạng.
Bạn cũng có thể tự để dành hạt giống từ những bông hoa vạn thọ cho mùa trồng sau. Phơi khô bông, lấy hạt, bảo quản trong hộp đậy kín gió, đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát.

aid857628-v4-728px-Grow-Marigolds-Step-6-Version-2.jpg.webp

2. Sử dụng khay ươm hạt​

Tốt nhất là sử dụng khay ươm hạt chia từng lỗ riêng biệt để bạn có thể dễ dàng tách rễ của cây con khi chúng đã bắt đầu phát triển. Bạn có thể mua những thứ này ở hầu hết các cửa hàng bán đồ làm vườn.
  • Bạn cũng có thể sử dụng vỏ hộp đựng trứng, đổ đất sạch vào để ươm hạt.
aid857628-v4-728px-Grow-Marigolds-Step-7-Version-2.jpg.webp

3. Đổ đất sạch hoặc giá thể ươm hạt vào khay ươm​

Thay vì sử dụng đất thô thì tốt hơn là nên ươm hạt bằng đất giàu dinh dưỡng hoặc đất trộn vì nó sẽ cung cấp thêm dinh dưỡng cho hạt và giúp rễ non dễ bám.

aid857628-v4-728px-Grow-Marigolds-Step-8-Version-2.jpg.webp

4. Gieo hạt vào đất​

Tham khảo hướng dẫn trên bao bì hạt giống để biết độ sâu thích hợp cần gieo, tùy theo mỗi loại giống cúc vạn thọ sẽ có yêu cầu khác nhau. Tránh gieo nhiều hơn 2 hạt trong cùng một lỗ vì gieo quá nhiều hạt vào cùng một vị trí sẽ buộc chúng phải tranh giành ánh sáng mặt trời và oxy, điều này sẽ làm chậm sự phát triển.



aid857628-v4-728px-Grow-Marigolds-Step-9-Version-2.jpg.webp

5. Phun xịt làm ẩm đất hàng ngày​

Tưới hạt mới gieo bằng vòi có thể làm xáo trộn hoặc trôi sạch hạt giống, vì vậy bạn nên dùng bình chứa đầy nước sạch để phun sương cho đất ẩm.

aid857628-v4-728px-Grow-Marigolds-Step-10-Version-2.jpg.webp

6. Cấy cây con xuống đất khi chúng đạt 15cm​

Bạn có thể cấy cây con cúc vạn thọ vào luống hoặc vào chậu trong vườn khi chúng cao khoảng 15 cm, và trông khá cứng cáp, thao tác cẩn thận để không làm hỏng rễ.


aid857628-v4-728px-Grow-Marigolds-Step-12-Version-2.jpg.webp

Phần 3: Trồng cây​

1. Xới tơi đất​

Bạn có thể xới tơi đất bằng cách đào hố trồng sâu tối thiểu là 15 cm, dùng cuốc xẻng hoặc tay để phá vỡ các cục đất lớn để đất được thông khí và rễ cây có thể nhận oxy.
  • Loại bỏ cọc cây, đá hoặc mảnh vụn ra khỏi đất vì chúng sẽ cản trở sự phát triển của rễ.
aid857628-v4-728px-Grow-Marigolds-Step-13-Version-2.jpg.webp

2. Đào một hố nông để trồng cây​

Đào một hố nông để trồng cây sao cho bầu rễ đặt vừa với lỗ trồng, cành lá vẫn ở trên mặt đất.

aid857628-v4-728px-Grow-Marigolds-Step-14-Version-2.jpg.webp

3. Đặt cây vào hố​

Đặt cây vào hố, phủ đất lên bầu rễ và vỗ chặt đất xuống. Dùng bình tưới đẫm gốc cây, tưới cho đất ẩm nhưng không để ngập úng.

aid857628-v4-728px-Grow-Marigolds-Step-15-Version-2.jpg.webp

4. Ngăn cỏ dại bằng lớp phủ hữu cơ​

Rải một lớp phủ dày khoảng 2,5 - 5 cm chẳng hạn như vỏ cây hoặc các vật liệu phủ hữu cơ khác lên gốc cây cúc vạn thọ sẽ giúp ngăn cỏ dại phát triển. Lớp phủ này cũng sẽ giúp giữ ẩm cho đất, có nghĩa là bạn không cần phải tưới nước thường xuyên.

aid857628-v4-728px-Grow-Marigolds-Step-16-Version-2.jpg.webp

5. Bón phân cho đất​

Hầu hết các loại phân bón bán sẵn đều chứa ba chất dinh dưỡng cơ bản cần thiết cho sự phát triển của cây trồng gồm: nitơ, phốt pho và kali.
  • Ba con số ghi trên bao bì của phân bón phản ánh hàm lượng của từng chất dinh dưỡng. Cúc vạn thọ phát triển mạnh khi bón phân 20-10-20 (20% nitơ, 10% phốt pho và 20% kali).
  • Đừng bón quá nhiều phân vào đất nếu không sẽ làm hỏng cây vạn thọ. Bón phân hai tuần một lần là đủ. Bạn cũng nên pha loãng phân bón nhiều hơn mức khuyến nghị ghi trên bao bì.
  • Thay vì dùng phân bón, bạn có thể sử dụng phân ủ để thay thế.
aid857628-v4-728px-Grow-Marigolds-Step-17-Version-3.jpg.webp

Phần 4: Chăm sóc cây cúc vạn thọ​

1. Tưới nước​

Bạn nên dùng bình tưới nước vào gốc cây cúc vạn thọ, không tưới từ trên xuống, vì đổ nước lên hoa và lá có thể làm chúng bị úng.
  • Cố gắng tránh sử dụng vòi tưới vườn để tưới cây vì lực vòi nước mạnh có thể cuốn trôi lớp đất trên cùng.
aid857628-v4-728px-Grow-Marigolds-Step-18-Version-2.jpg.webp

2. Tỉa bỏ những bông hoa khô héo​

Tỉa ngọn là một thủ thuật của quá trình trồng trọt bằng cách cắt bỏ những bông hoa khô héo trên cây bông. Mặc dù không hoàn toàn cần thiết, nhưng việc tỉa bỏ hoa chết sẽ giúp thúc đẩy cây ra hoa mới.
  • Để giữ cho cây bông trông gọn gàng, bạn hãy cắt bỏ những mầm mới không cần tới.
aid857628-v4-728px-Grow-Marigolds-Step-19-Version-2.jpg.webp

3. Sử dụng xà phòng diệt côn trùng​

Sử dụng xà phòng diệt côn trùng để ngăn chặn sự xâm nhập của chúng. Mặc dù cúc vạn thọ có sức sống rất mãnh liệt, nhưng đôi khi chúng cũng có thể gặp vấn đề về sâu bệnh. Dung dịch xà phòng diệt côn trùng dịu nhẹ được bày bán ở hầu hết các cửa hàng vật tư làm vườn và thậm chí có ở siêu thị, sẽ giúp ngăn chặn sâu bệnh mà không gây nguy hiểm độc hại.
  • Một số loài hoa vạn thọ có thể ăn được. Nếu bạn dùng chúng trong bất kỳ món ăn thức uống nào, trước tiên hãy rửa thật kỹ để loại bỏ tàn dư xà phòng diệt côn trùng. Không ăn hoa cúc vạn thọ phun xịt thuốc trừ sâu.
aid857628-v4-728px-Grow-Marigolds-Step-20-Version-2.jpg.webp

4. Kè cọc cho cây hoa (nếu cần)​

Hầu hết các loài bông vạn thọ mọc khá gần mặt đất, nhưng nếu bạn chọn giống mọc cao, bạn có thể cần phải kè thêm cọc để đỡ thân cây. Cắm cọc cao khoảng 0,5 m và buộc cố định vào thân cây bằng sợi mềm.

aid857628-v4-728px-Grow-Marigolds-Step-21-Version-2.jpg.webp

Biên dịch: Thích Làm Vườn
Nguồn: wikiHow (www.wikihow.com/Grow-Marigolds)

  • Article
Cách trồng các loại đậu

aid141828-v4-728px-Grow-Beans-and-Peas-Step-17.jpg.webp

Các loại đậu tương đối dễ trồng, là lựa chọn phù hợp cho những người mới bắt đầu làm vườn hoặc một khu vườn mới. Cây họ đậu vô cùng đa dạng, từ loại đậu xanh dây leo đến quả đậu. Hãy bắt đầu gieo từ hạt trực tiếp xuống đất ở vị trí bạn muốn trồng, vì cây họ đậu không thích bị di dời, cấy ghép. Các loại đậu dễ bị nhiễm một số bệnh, nên việc tưới nước vừa phải và giữ cho tán lá khô ráo sẽ giúp cho cây khỏe mạnh. Chỉ cần chăm sóc một chút là bạn sẽ có được món rau mềm chỉ trong vài tháng ngắn ngủi.

Phần 1: Chuẩn bị nơi gieo trồng​

1. Chọn nơi có ít nhất từ 6 đến 8 giờ nắng​

Hầu hết các loại cây họ đậu đều ưa nắng. Bạn hãy quan sát sân vườn cả ngày, và để ý những khu vực nào có ánh mặt trời chiếu nắng tốt. Vào buổi trưa chiều, ánh sáng mặt trời có thể trở nên gay gắt nên bạn hãy tìm nơi có nhiều ánh sáng vào buổi sáng nhưng được che bóng một phần vào cuối ngày.
  • Một số đậu sống tốt trong môi trường bán râm, hoặc từ 4 đến 6 giờ nắng. Khi bạn đi mua hạt giống, hãy xem thông tin về độ nắng phù hợp của cây in trên bao bì.
aid141828-v4-728px-Grow-Beans-and-Peas-Step-1-Version-2.jpg.webp

2. Xới đất sâu xuống từ 20 đến 25 cm​

Để dễ làm, bạn có thể tưới nhẹ nước lên đất trước khi dùng cuốc hoặc xẻng làm vườn đào xới cho tơi đất.
  • Các loại đậu hạt & đậu ăn quả phát triển mạnh trong đất thoát nước tốt. Đối với đất chai cứng, bạn hãy trộn thêm cát, phân chuồng hoai mục, hoặc phân ủ khi xới đất.
  • Bạn có thể thử đào một cái hố nông, sau đó dùng vòi tưới nước trong khoảng một phút. Nếu nước đọng thành vũng và không thoát đi hết, thì bạn cần phải cải tạo đất bằng cách trộn thêm vào các chất hữu cơ hoặc cát. Bạn cũng có thể nhặt một nắm đất rồi vo tròn. Nếu nó tạo thành một khối cứng không bị vỡ vụn nhiều, nghĩa là đất bị khô cứng.
aid141828-v4-728px-Grow-Beans-and-Peas-Step-2-Version-2.jpg.webp

3. Bón thêm phân bón không chứa nitơ​

Bạn hãy chọn phân bón NPK có số đầu tiên (thông số nitơ) là 0 hoặc 1, và các số thứ hai và thứ ba thì cao hơn, chẳng hạn như 0-10-10.
Rải phân lên khu vực trồng, sau đó trộn vào đất.
  • 3 con số NPK đề cập đến hàm lượng nitơ (N), phốt pho (P) và kali (K) của loại phân bón. Phân bón 0-10-10 nghĩa là có 10% phốt pho và 10% kali; phần còn lại là chất độn.
  • Cây họ đậu không cần nhiều phân bón và chúng có thể hấp thụ nitơ từ không khí. Bón quá nhiều hoặc thường xuyên sẽ khiến cho tán lá phát triển mà lại ít đậu quả.
aid141828-v4-728px-Grow-Beans-and-Peas-Step-3-Version-2.jpg.webp

4. Tăng độ axít cho đất nếu độ pH trên 6,5​

Để kiểm tra độ pH cho đất, bạn hãy trộn đất với nước cất tỉ lệ 1:1, cắm que thử vào hỗn hợp và đợi trong 20 đến 30 giây, sau đó so sánh màu của que với màu của bộ kit. Cây đậu ưa đất có tính axít (đất hơi chua) với độ pH từ 6,0 đến 6,5. Nếu độ pH của đất lớn hơn 6,5, hãy thêm chất khử chua chẳng hạn như lưu huỳnh hoặc sunphat nhôm.
  • Tìm mua chất khử chua hoặc các chất cải tạo đất khác tại các cửa hàng vật tư làm vườn. Đọc kỹ hướng dẫn và rắc một lượng như chỉ định để đáp ứng độ pH mà bạn cần. Theo nguyên tắc chung, ta nên rắc 110 đến 230 g lưu huỳnh trên mỗi mét vuông, sau đó xới trộn vào đất.
  • Nếu đất của bạn quá chua hoặc nhiễm phèn quá nặng, hãy thêm chất kiềm để cải tạo chẳng hạn như vôi.
  • Tốt nhất bạn nên kiểm tra và điều chỉnh độ pH của đất khi thời tiết ấm áp. Ngoài ra, bạn nên thêm chất khử chua vào đất ít nhất 3 tháng trước khi gieo trồng để đảm bảo nó có thời gian phát huy tác dụng.
aid141828-v4-728px-Grow-Beans-and-Peas-Step-4-Version-2.jpg.webp

Phần 2: Gieo trồng cây đậu từ hạt​

1. Tìm mua hạt giống​

Cây họ đậu có rất nhiều loại và chúng được chia thành 2 loại chính: loại dây leo và thân bụi. Loại dây leo có thể cao ít nhất từ 1,5 đến 1,8 m và cần phải làm giàn cho chúng leo. Loại đậu thân bụi không phát triển cao, vì vậy chúng không cần làm dàn hay chống đỡ.
  • Đậu xanh, đậu lima và các loại đậu hạt khô (có hình tựa như quả thận) là những lựa chọn phổ biến cho những người làm vườn. Nhiều loại đậu, chẳng hạn như đậu xanh thì có cả hai giống dây leo và thân bụi.
  • Đậu dạng hạt tròn như đậu Hà Lan, đậu tuyết cũng được trồng phổ biến và cũng giống như loại đậu hạt hình quả thận, nó có cả dạng thân bụi và dây leo.
  • Nếu bạn không muốn tốn công sức để lắp đặt xây dựng giàn cột, thì hãy trồng loại cây thân bụi. Mặt khác, nếu bạn thích kiểu giàn leo phủ đầy dây xanh, hoặc khu vườn nhà bạn có các thiết kế cao như hàng rào thì dây leo là một lựa chọn tốt.
  • Các loại đậu thường có bộ rễ mỏng manh không thích hợp cho việc cấy ghép. Vì vậy, tốt nhất bạn nên trồng chúng từ hạt trực tiếp xuống đất.
aid141828-v4-728px-Grow-Beans-and-Peas-Step-5-Version-2.jpg.webp

2. Tẩm vi khuẩn nốt rễ Rhizobia vào hạt để cây khỏe mạnh hơn​

Vi khuẩn nốt rễ Rhizobia giúp cây họ đậu hấp thụ nitơ, việc tẩm chúng vào hạt giống là một thủ thuật phổ biến. Bạn hãy mở gói hạt giống hoặc cho nó vào một túi nhựa, sau đó xịt ước nhẹ, rồi đổ gói vi khuẩn Rhizobia vào túi, lắc đều để vi khuẩn bao phủ hết hạt.
  • Bạn có thể tìm mua vi khuẩn Rhizobia qua mạng hoặc và tại các cửa hàng vật tư làm vườn.
  • Rhizobia là một loại vi khuẩn có trong đất, nó tổng hợp nitơ bằng cách hình thành mối quan hệ cộng sinh với các cây họ đậu.
aid141828-v4-728px-Grow-Beans-and-Peas-Step-7-Version-2.jpg.webp

3. Gieo hạt sâu từ 2,5 đến 4 cm và cách nhau 5 đến 15 cm​

Ấn ngón tay của bạn vào đất tạo thành một lỗ rồi sau đó gieo một hạt giống vào. Gieo hạt theo hàng, nếu bạn muốn trồng nhiều hàng, hãy giữ khoảng cách từ 0,5 đến 1 m mỗi hàng. Hãy kiểm tra gói hạt giống của bạn để biết các yêu cầu về không gian cụ thể của giống cây đậu mà bạn định trồng.
  • Nói chung, các cây đậu thân bụi nên trồng cách nhau khoảng 5 đến 10 cm.
  • Đậu dây leo hoặc trụ đỡ cách nhau khoảng 10 đến 15 cm.
aid141828-v4-728px-Grow-Beans-and-Peas-Step-8-Version-2.jpg.webp

4. Lập giàn hoặc trụ cho cây đậu dây leo​

Các giống đậu dây leo cần thiết kế giàn nâng đỡ, trụ cột hoặc hàng rào để các dây của chúng có thể phát triển lên cao. Cắm cọc cao tầm 1,8 m xuống đất theo từng lỗ gieo hạt, hoặc buộc các thanh tre lại với nhau để tạo thành giàn tre.
  • Không phủ đất lấp hạt cho đến khi bạn đã làm xong giàn leo vì các lỗ sẽ giúp bạn đặt đúng vị trí các giá đỡ.
  • Vì cây họ đậu có bộ rễ khá mỏng manh dễ tổn thương, nên bạn cần phải dựng sẳn các giá đỡ khi gieo hạt. Nếu đợi đến lúc chúng nảy mầm thành cây con rồi mới làm thì có thể gây tổn hại cho cây.
  • Nếu bạn làm giàn leo thì hãy chắc chắn rằng nó không cản ánh sáng mặt trời chiếu vào hạt giống đang gieo trồng.
aid141828-v4-728px-Grow-Beans-and-Peas-Step-9-Version-2.jpg.webp

5. Dùng tay lấp đất phủ hạt​

Khi đã gieo hạt giống vào lỗ, bạn dùng tay lấp đất phủ hạt, sau đó vỗ nhẹ đất, không nên ấn đất quá chặt để hạt còn nảy mầm.
  • Gieo đúng kỹ thuật sẽ giúp bảo vệ hạt giống và khuyến khích nó nảy mầm.
aid141828-v4-728px-Grow-Beans-and-Peas-Step-10-Version-2.jpg.webp

6. Tưới nhẹ sau khi gieo hạt​

Sau khi lấp lỗ gieo hạt và làm chắc đất, bạn hãy tưới nước vừa đủ để giữ ẩm cho đất. Bạn sẽ cần giữ ẩm cho đất, nhưng không nên để đất bị úng. Kiểm tra độ ẩm của đất hàng ngày và tránh để đất bị khô.
  • Quá nhiều nước cũng không tốt cho hạt giống nảy mầm, nên chỉ cần làm ẩm đất và không tưới nước trước khi trồng như bạn có thể làm với các loại cây khác. Ngoài ra, tránh gieo các loại đậu ngay sau cơn mưa lớn.
  • Tùy thuộc vào loại đậu mà bạn trồng, thời gian dự kiến nảy mầm trong vòng 1 đến 2 tuần.
aid141828-v4-728px-Grow-Beans-and-Peas-Step-11-Version-2.jpg.webp

Phần 3: Chăm sóc khu vườn​

1. Tưới nước ít nhất 2 đến 3 lần mỗi tuần để giữ ẩm cho đất​

Để kiểm tra độ ẩm của đất, bạn hãy ấn ngón tay xuống đất, nếu cảm thấy đất khô và không dính vào ngón tay của bạn, thì đã đến lúc bạn nên tưới cây. Nhớ rằng đất không được úng nước.
  • Tưới nước nhẹ vùng trồng để tránh làm cây bị thương. Khi cây trưởng thành, cố gắng tưới trực tiếp vào đất, tránh làm ướt lá vì nếu lá ẩm ướt có thể sinh ra bệnh hại.
  • Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh là giữ cho tán lá của cây càng khô càng tốt. Tưới nước vào sáng sớm để ánh nắng mặt trời có thể làm khô bớt độ ẩm trên lá, không nên cắt tỉa lá hoặc thu hoạch khi cây còn ướt.
aid141828-v4-728px-Grow-Beans-and-Peas-Step-12-Version-2.jpg.webp

2. Quấn dây leo vào trụ giá đỡ khi chúng cao tầm 5 đến 10 cm​

Khi cây con đã quá cao để có thể đứng thẳng, bạn hãy cẩn thận quấn chúng vào giá đỡ.
  • Ngoài ra, nếu bạn sử dụng giàn leo hoặc hàng rào, hãy đan dây leo lên giàn khi chúng phát triển.
  • Nếu bạn để dây leo bị ngã, chúng có thể bị úng hoặc dây bị rối.
  • Phần lớn cây họ đậu không gặp khó khăn khi leo lên giàn sau khi chúng đã phát triển.
aid141828-v4-728px-Grow-Beans-and-Peas-Step-13-Version-2.jpg.webp

3. Loại bỏ sâu bọ bằng tay hoặc sử dụng thuốc diệt côn trùng nếu cần​

Thường xuyên kiểm tra cây để phát hiện sớm ấu trùng côn trùng, bọ cánh cứng, ốc sên và các loài gây hại khác. Bạn chỉ cần dùng tay nhặt chúng khỏi cây nếu chỉ xuất hiện vài con. Đối với những loài sâu bệnh lây nhiễm chẳng hạn như rệp, hãy sử dụng thuốc trừ sâu được dán nhãn cho loại dịch hại này.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trừ sâu. Nếu bạn không muốn sử dụng hóa chất, hãy dùng vòi nước xịt bay đi côn trùng nhưng phải lưu ý vòi xịt không quá mạnh đến mức có thể làm hư hại cây trồng.
  • Để loại trừ rệp, bạn cũng có thể thả bọ rùa vào khu vườn. Chúng sẽ ăn rệp nhưng không gây hại gì đến cây trồng. Hãy nhớ rằng bạn có thể phải đợi một hoặc hai mùa mới thấy nó hiệu quả.
aid141828-v4-728px-Grow-Beans-and-Peas-Step-15-Version-2.jpg.webp

4. Bón phân không chứa nitơ khi cây đơm hoa​

Hoa sẽ xuất hiện vài tuần sau khi cây con nảy mầm. Sử dụng phân bón tan chậm không chứa nitơ để tăng cường sức sống cho cây. Cây họ đậu không cần nhiều phân bón, nhưng việc bón lót một ít sau khi chúng đã dành nhiều năng lượng để kết hoa sẽ có thể giúp duy trì sự phát triển tốt cho cây.
  • Nếu bạn sử dụng phân bón tan chậm, hãy cẩn thận trộn khoảng một muỗng canh vào đất xung quanh mỗi cây. Ngoài ra, bạn cũng có thể pha loãng phân bón dạng lỏng và tưới cho cây.
  • Cây họ đậu có thể hấp thụ nitơ từ không khí, nên tránh sử dụng phân bón chứa nitơ vì quá nhiều nitơ sẽ dẫn đến sản lượng thấp.
aid141828-v4-728px-Grow-Beans-and-Peas-Step-16-Version-2.jpg.webp

5. Thu hoạch​

Tùy thuộc vào từng loại giống, bạn có thể thu hoạch khoảng 2 tháng sau khi hạt nảy mầm. Đối với các loại đậu ăn quả vỏ mỏng như đậu snap, đậu que, tốt nhất là nên thu hoạch chúng trước khi hạt bên trong già đi. Quả đậu phải giòn, chắc và mềm, các hạt bên trong phải nhỏ và còn non.
  • Các loại đậu lấy hạt khô như đậu đen, đậu đỏ, đậu nành... nên để quả già trên cây. Chúng sẽ sẵn sàng để ta thu hoạch khi vỏ đậu nứt nẻ.
  • Tránh thu hoạch quả khi cây còn ướt. Thu hoạch khi cây khô ráo, không tưới nước trước khi thu hoạch.
aid141828-v4-728px-Grow-Beans-and-Peas-Step-17.jpg.webp

6. Lưu trữ vài quả già vào cuối mỗi vụ​

Hãy để một số quả già cho đến khi chúng rụng một cách tự nhiên. Bóc mở quả ra và lấy hạt, sau đó bảo quản hạt ở nơi khô ráo, thoáng mát để dành cho mùa vụ sau.
  • Hạt ướt sẽ bị hư, vì vậy đừng rửa hạt trước khi cất giữ. Để có kết quả tốt nhất, bạn hãy chọn một vị trí khác trong vườn để tái canh tác cho mùa vụ sau.
aid141828-v4-728px-Grow-Beans-and-Peas-Step-18.jpg.webp

Biên dịch: Thích Làm Vườn
Nguồn: Humans Who Grow Food (www.wikihow.com/Grow-Beans-and-Peas)

  • Article
Làm thế nào để trở thành một nông dân hữu cơ!

Trong viễn cảnh nền nông nghiệp ngày càng thu hẹp thì nhu cầu về các loại thực phẩm có nguồn gốc không biến đổi gen đã thực sự khuyến khích sự phát triển của các trang trại hữu cơ. Đó là các cây trồng và vật nuôi được nuôi trồng mà không cần có sự can thiệp của các biện pháp nhân tạo trong hàng thiên niên kỷ. Tuy nhiên, trong thời kỳ hiện đại, trang trại của bạn cần được đánh giá và chính thức được chứng nhận là "hữu cơ" trước khi bạn có thể đưa sản phẩm của mình ra thị trường.

Phần 1: Thu thập những kinh nghiệm phù hợp
aid1310222-v4-728px-Become-an-Organic-Farmer-Step-1-Version-2.jpg.webp

1. Tìm hiểu những gì mà "tiêu chuẩn hữu cơ" đòi hỏi. Đó là trồng trọt mà không sử dụng các chất tổng hợp hoặc biến đổi gen. Nuôi bò sữa và vật nuôi với nguồn thức ăn, chất bổ sung và thuốc là hữu cơ 100%. Trang trại của bạn phải trải qua một giai đoạn chuyển đổi dài từ nông nghiệp phi hữu cơ sang hữu cơ trước khi có thể tiếp thị mình là “sản phẩm hữu cơ được chứng nhận”.

• Các loại cây trồng không biến đổi gen phải được trồng trên đất không xử lý bằng hóa chất tổng hợp, phân bón hoặc thuốc trừ sâu trong ba năm trước khi chúng có thể được coi là hữu cơ.

• Đàn bò sữa có thể được chuyển từ phi hữu cơ sang hữu cơ sau một quá trình chuyển đổi kéo dài một năm được giám sát bởi một công ty chứng nhận.

• Gia cầm phải được nuôi hoàn toàn bằng phương pháp hữu cơ kể từ ngày thứ hai sau khi nở.

• Mẹ của vật nuôi cần được xử lý bằng phương pháp hữu cơ ít nhất là ba tháng cuối của thai kỳ để con non mới được coi là hữu cơ.
aid1310222-v4-728px-Become-an-Organic-Farmer-Step-2-Version-2.jpg.webp

2. Bắt đầu từ một vị trí thấp như học việc hoặc thực tập sinh. Tìm hiểu những kiến thức sâu sắc về canh tác hữu cơ bằng cách đăng ký vị trí nông dân học việc tại một trang trại hữu cơ được chứng nhận. Điều kiện là bản thân bạn phải trực tiếp làm việc dù đó là những công việc nặng nhọc. Làm quen với các kỹ thuật được sử dụng trong canh tác hữu cơ. Bạn cần tự làm quen với lịch trồng trọt, cách thức thu hoạch và cách tốt nhất để bảo quản nông sản.

• Thay vì làm việc trong một trang trại lớn, làm việc cho một vườn ươm hoặc công ty cảnh quan cũng có thể dạy cho bạn những khái niệm cốt lõi tương tự.

• Bạn cũng có thể học nghề và thực tập có thể được tìm thấy thông qua các chương trình của các Trung tâm hoặc trường học.
aid1310222-v4-728px-Become-an-Organic-Farmer-Step-3-Version-2.jpg.webp

3. Theo đuổi bằng cấp về nông nghiệp. Đăng ký vào các trường cao đẳng hoặc đại học có lớp học về nông nghiệp hữu cơ. Tập trung vào các chủ đề như sản xuất cây trồng, kinh tế, marketing, khoa học thực phẩm và khoa học đất. Đồng thời tham gia các câu lạc bộ ngoại khóa dành cho nông nghiệp hữu cơ để có được nhiều kinh nghiệm thực tế bên ngoài lớp học.

• Có được bằng cấp không phải là một yêu cầu để trở thành một nông dân hữu cơ. Tuy nhiên, kiến thức thu được trong quá trình này sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho những thử thách phía trước.
aid1310222-v4-728px-Become-an-Organic-Farmer-Step-4-Version-2.jpg.webp

4. Đăng ký các khóa học kinh doanh dành cho nông dân. Nếu bạn không thể tham dự một chương trình hai hoặc bốn năm để lấy bằng chính quy, hãy tham dự các chương trình ngắn hạn được thiết kế đặc biệt cho nông dân. Tìm hiểu cách xác định và sử dụng các nguồn lực. Nghiên cứu cách xây dựng kế hoạch kinh doanh, quản lý tài chính và xử lý các khoản đầu tư dài hạn.

• Các khóa học như vậy có hình thức học trực tiếp, trực tuyến hoặc cả hai.

• Khi nghiên cứu các khóa học trực tuyến, hãy đảm bảo rằng nội dung khóa học phù hợp với khí hậu và khu vực của bạn.

Phần 2: Tạo một kế hoạch cho hệ thống hữu cơ
aid1310222-v4-728px-Become-an-Organic-Farmer-Step-5.jpg.webp

1. Tập làm quen với đơn đăng ký. Để trang trại của bạn được chứng nhận là hữu cơ, bạn sẽ phải gửi Kế hoạch hệ thống hữu cơ (OSP) cho tổ chức chứng nhận. Trước khi thực hiện, hãy truy cập trang web của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ để tải đơn đăng ký chứng nhận xuống. Truy cập ams.usda.gov và tìm kiếm “Mẫu OSP”. Xem lại tài liệu để biết thông tin chính xác mà các tổ chức chứng nhận yêu cầu. Nâng cao cơ hội được phê duyệt kịp thời hồ sơ của bạn bằng cách khai báo đầy đủ tất cả thông tin ngay từ đầu.

• “Kế hoạch Hệ thống Hữu cơ: hoạt động mua bán nông sản và nhà kính” là một phần đi kèm để bạn giải thích chi tiết hơn trong tờ đơn.

• Lặp lại bước này cho mỗi quốc gia mới mà bạn định bán hàng cho họ. Liên hợp quốc đã có khuyến nghị các hướng dẫn về chứng nhận hữu cơ, nhưng các thực hành vẫn có thể khác nhau giữa các quốc gia.
aid1310222-v4-728px-Become-an-Organic-Farmer-Step-6.jpg.webp

2. Nghiên cứu lịch sử vùng đất của bạn. Một yếu tố quan trọng của quá trình xin chứng nhận là cung cấp danh sách các chất được sử dụng để xử lý đất và thực vật trong ba năm qua. Nếu bạn mới mua trang trại của mình hoặc đang trong quá trình thương lượng mua, hãy nhớ hỏi chủ sở hữu trước đó để biết thông tin này. Đưa điều này vào OSP của bạn.

• Nếu các chủ sở hữu trước đây đã sử dụng các chất không được chấp thuận để được chứng nhận hữu cơ, hãy chờ một khoảng thời gian để mảnh đất/trang trại của bạn có thể được chứng nhận.
aid1310222-v4-728px-Become-an-Organic-Farmer-Step-7.jpg.webp

3. Tạo một kế hoạch hệ thống hữu cơ - Organic system plan (OSP). Kế hoạch cụ thể của bạn sẽ rất khác nhau tùy thuộc vào cây trồng, vật nuôi, quy mô trang trại của bạn và các yếu tố khác. Nói chung, nó phải bao gồm tất cả các hoạt động mà bạn dự định sử dụng để canh tác trên đất của mình. Chi tiết các lĩnh vực sau:

• Các thủ tục chính xác sẽ được ban hành và tần suất.

• Các chất mà bạn sẽ sử dụng ở tất cả các cấp độ sản xuất.

• Bạn dự định giám sát sản xuất như thế nào để xác nhận rằng OSP của bạn đã được thực hiện tốt.

• Bất kỳ phương pháp nào được sử dụng để ngăn chặn việc canh tác phi hữu cơ gần đó ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất hữu cơ của bạn.
aid1310222-v4-728px-Become-an-Organic-Farmer-Step-8.jpg.webp

4. Liên hệ với tổ chức chứng nhận. Truy cập trang web của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (ams.usda.gov) để tìm các tổ chức đã được Chương trình hữu cơ quốc gia của USDA công nhận. Tìm kiếm theo tên, tiểu bang hoặc quốc gia. Việc quyết định lựa chọn một tổ chức dựa trên phí và khoảng cách của họ đến bạn. Yêu cầu họ xem qua OSP của bạn để bạn có thể thực hiện bất kỳ thay đổi cần thiết nào trước khi kế hoạch đi vào hoạt động.
aid1310222-v4-728px-Become-an-Organic-Farmer-Step-9.jpg.webp

5. Giữ liên lạc. Thông báo cho tổ chức chứng nhận của bạn nếu bạn phải thay đổi OSP của mình để giải quyết các vấn đề không mong muốn sau khi bạn đưa nó vào thực tế. Luôn sử dụng các hình thức giao tiếp bằng văn bản, chẳng hạn như thư từ và email, để tạo hồ sơ thực. Lưu tất cả thư từ, đặc biệt là xác nhận về các thay đổi của bạn, trong trường hợp sau này cần phải có bằng chứng về điều đó.

• Hãy nhớ rằng OSP của bạn là ràng buộc về mặt pháp lý. Hãy giữ tất cả các thủ tục giấy tờ liên quan để bảo vệ chính mình.

Phần 3: Lấy chứng nhận
aid1310222-v4-728px-Become-an-Organic-Farmer-Step-10.jpg.webp

1. Kiểm tra trang trại của bạn. Đánh giá thành công của OSP. Dựa trên những khai báo trong OSP của bạn, hãy sắp xếp với tổ chức của bạn để họ hoặc bên thứ ba đến thăm trang trại của bạn. Yêu cầu họ điều tra hoạt động của bạn kỹ lưỡng. Chắc chắn rằng họ sẽ lấy mẫu đất và sản phẩm của bạn, bao gồm cả mẫu mô của vật nuôi.

• Đối với cây trồng, các thanh tra viên thường tập trung vào: tình trạng của cánh đồng và đất của bạn; sức khỏe của cây trồng của bạn; kiểm soát cỏ dại và sâu bệnh; hệ thống tưới; cơ sở lưu trữ; trang thiết bị.

• Đối với vật nuôi, các thanh tra viên sẽ tìm kiếm: chất lượng, khẩu phần và lịch sử mua thức ăn chăn nuôi; chất lượng cuộc sống của động vật, bao gồm cả hoàn cảnh sống, chăm sóc y tế và sức khỏe tổng thể.
aid1310222-v4-728px-Become-an-Organic-Farmer-Step-11.jpg.webp

2. Chấp nhận quyết định của người đại diện. Nhận giấy chứng nhận của bạn nếu bạn vượt qua kỳ kiểm tra. Nếu không, hãy thực hiện bất kỳ thay đổi nào do thanh tra viên/ tổ chức chứng nhận khuyến nghị. Sắp xếp để kiểm tra lần thứ hai theo mốc thời gian mà bạn đã sẵn sàng.
aid1310222-v4-728px-Become-an-Organic-Farmer-Step-12.jpg.webp

3. Tái chứng nhận hàng năm. Duy trì chứng nhận hữu cơ của bạn bằng cách đăng ký tái chứng nhận lại hàng năm. Sắp xếp với tổ chức của bạn để kiểm tra tiếp theo. Chứng minh rằng trang trại của bạn vẫn hoạt động theo các quy định trong tiêu chuẩn hữu cơ.

Nguồn: How to Become an Organic Farmer

  • Article
Những thay đổi về Máy móc và Công nghệ Nông nghiệp của Hoa Kỳ từ năm 1776–1990

GettyImages-459798693-1--584a7b943df78c491e83e45d.jpg

Chỉ vài thế kỷ trước, nền nông nghiệp rất khác nay và rất ít sử dụng công nghệ. Hãy xem cuộc cách mạng nông nghiệp và các phát minh đã thay đổi ngành này như thế nào để ngày nay ít phải lao động chân tay hơn mà vẫn cung cấp thức ăn cho thế giới so với các thời đại trước.

01: Thế kỷ 16-18: Bò và Ngựa​

Thời kỳ này đặc trưng với việc sử dụng và xuất hiện các nông cụ như bò và ngựa làm sức kéo, chiếc cày bằng gỗ thô, lưỡi liềm cắt cỏ khô và ngũ cốc, cây đập lúa. Tất cả việc gieo hạt đều được thực hiện bằng tay và canh tác bằng cuốc.

La-Femme-aux-Champs-Getty463915179-5adc0ad1119fa80036d777d0.jpg

02: 1776–1799: Vòng gặt lúa và lưỡi hái​

Cuộc cách mạng công nghệ nông nghiệp bắt đầu vào thời kỳ này. Các công nghệ và phát minh nông nghiệp đáng chú ý mới bao gồm:

  • 1790: Sự ra đời của vòng gặt lúa và lưỡi hái
  • 1793: Phát minh ra máy tách hạt bông vải
  • 1794: Thử nghiệm dụng cụ cày bừa của Thomas Jefferson về khả năng cày xới tối ưu.
  • 1797: Khung cày lưỡi gang đúc của Charles Newbold được cấp bằng sáng chế.
Screenshot 2021-10-21 4.28.20 PM.png

03: Đầu những năm 1800: khung cày lưỡi gang​

Cuộc cách mạng nông nghiệp bùng nổ trong những năm này, với những phát triển nông nghiệp đáng chú ý bao gồm:
  • 1819: Bằng sáng chế của Jethro Wood về khung cày lưỡi gang đúc với các bộ phận có thể hoán đổi cho nhau
  • 1819–25: Thành lập ngành công nghiệp đóng hộp thực phẩm của Hoa Kỳ.
plow2-56aff7823df78cf772cac705.gif

04: Những năm 1830: Máy gặt McCormick​

Vào năm 1830, cần khoảng 250 đến 300 giờ lao động để sản xuất ra 100 giạ (5 mẫu Anh) lúa mì với các hoạt động như đi cày bừa, gieo hạt bằng tay, gặt bằng liềm và đập tuốt lúa thủ công. Các phát minh bao gồm:
  • 1834: Máy gặt McCormick được cấp bằng sáng chế.
  • 1834: John Lane bắt đầu chế tạo máy cày có lưỡi cưa bằng thép.
  • 1837: John Deere và Leonard Andrus bắt đầu sản xuất máy cày bằng gang — chiếc máy cày được làm bằng sắt rèn và phần lưỡi thép có thể cắt xuyên qua đất cứng mà không bị tắc nghẽn.
McCormick-Reaper-litho-3000-3x2gty-56a48a245f9b58b7d0d77177.jpg

05: Những năm 1840: Thương mại nông nghiệp​

Sự phát triển của việc áp dụng ngày càng nhiều máy móc nông nghiệp của các hãng sản xuất đã làm tăng nhu cầu về vốn của nông dân thúc đẩy thương mại nông nghiệp. Các phát triển bao gồm:
  • 1841: Một máy khoan lỗ gieo hạt tiện lợi được cấp bằng sáng chế.
  • 1842: Kho ngũ cốc đầu tiên được đưa vào sử dụng ở Buffalo, New York.
  • 1844: Một máy cắt cỏ tiện lợi được cấp bằng sáng chế.
  • 1847: Thủy lợi bắt đầu ở Utah.
  • 1849: Thương mại hóa phân bón hóa học tổng hợp.
grain-2-56b3bc055f9b5829f82c2307.jpg

06: Những năm 1850: Cối xay gió tự quản​

Vào năm 1850, cần khoảng 75 đến 90 giờ lao động để sản xuất ra 100 giạ ngô (2 1/2 mẫu Anh) với các hoạt động đi cày bừa và gieo trồng bằng tay. Các phát triển nông nghiệp khác bao gồm:
  • 1850–70: Nhu cầu thị trường mở rộng đối với các sản phẩm nông nghiệp dẫn đến việc áp dụng công nghệ cải tiến và tăng sản lượng nông nghiệp.
  • 1854: Cối xay gió tự quản được hoàn thiện.
  • 1856: Máy cày dàng hàng ngang với hai con ngựa kéo được cấp bằng sáng chế.
wooden-windmill-in-holland-michigan-466287126-82cd43c96860456c88202235de8f32e1.jpg

07: Những năm 1860 – giữa những năm 1870: Máy kéo hơi nước​

Giai đoạn từ năm1862 đến năm 1875 báo hiệu sự thay đổi từ sức kéo lực tay sang dùng sức ngựa, đặc trưng cho cuộc cách mạng nông nghiệp đầu tiên của Mỹ. Các phát minh về nông nghiệp bao gồm:
  • 1865–75: Chiếc cày nhiều lưỡi (gang plows) and chiếc cày một lưỡi dạng cưỡi (sulky plows) được đưa vào sử dụng.
  • 1868: Máy kéo hơi nước được thử nghiệm.
  • 1869: Dụng cụ bừa răng cưa giúp xới đất chuẩn bị cho khâu gieo hạt xuất hiện
moy_steam_tractor-56a3c5193df78cf7727f10d7.jpg

08: Những năm 1870: Thời đại của dây thép gai​

Bồn chứa (Silos) được sử dụng trong suốt những năm 1870 và những phát triển khác bao gồm:
  • Những năm 1870: Giếng khoan lần đầu tiên được sử dụng rộng rãi.
  • 1874: Dây thép gai Glidden được cấp bằng sáng chế.
  • 1874: Sự xuất hiện của hàng rào thép gai đã giúp rào chắn các khu rừng, chấm dứt kỷ nguyên chăn thả gia súc tự do, trong phạm vi mở rộng.
barbedandsquarewirefencelg-56a4dcd05f9b58b7d0d99223.jpg

09: Những năm 1880 – 1890: Cơ giới hóa​

Năm 1890, cần 35–40 giờ lao động để sản xuất 100 giạ (2 1/2 mẫu Anh) ngô bằng chiếc cày 2 lưỡi, bừa răng cưa, và thiết bị gieo sạ 2 hàng. Cũng vào năm 1890, Cần 40–50 giờ lao động để sản xuất 100 giạ (5 mẫu Anh) lúa mì bằng cày, thiết bị gieo hạt, thiết bị bừa, dụng cụ bó cuộn, đồ tuốt lúa, xe kéo
và ngựa. Các phát triển khác bao gồm:
  • 1880: William Deering tung ra thị trường 3.000 thiết bị bó cuộn khi thu hoạch
  • 1884–90: Xe kéo bằng sức của nhiều con ngựa kết hợp lại được sử dụng ở các khu vực trồng lúa mì ở Bờ biển Thái Bình Dương.
  • 1890-95: Máy tách kem được sử dụng rộng rãi
  • 1890-99: Lượng phân bón thương phẩm tiêu thụ trung bình hàng năm là 1.845.900 tấn.
  • Những năm 1890: Nông nghiệp ngày càng trở nên cơ giới hóa và thương mại hóa.
  • 1890: Hầu hết các tiềm năng cơ bản phát triển máy móc nông nghiệp thời này đều dựa vào mã lực đã được phát hiện trước đó.

GettyImages-186604789-58ddd5645f9b584683a4b33c.jpg

10: 1900–1910: Đa dạng hóa cây trồng​

Trong suốt thập kỷ, George Washington Carver, giám đốc nghiên cứu nông nghiệp tại Viện Tuskegee, đã đi tiên phong trong việc tìm ra những công dụng mới cho đậu phộng, khoai lang và đậu nành, do đó giúp đa dạng hóa nền nông nghiệp miền Nam. Ngoài ra, lượng phân bón thương phẩm tiêu thụ bình quân hàng năm là 3.738.300 tấn.

portrait-of-george-washington-carver-180683760-5c07f0d2c9e77c0001a1eceb.jpg

11: Những năm 1910: Máy kéo cơ khí​

Máy kéo cơ khí với với bộ bánh răng lớn dạng hở được sử dụng trong các nông trại rộng lớn trong nửa đầu thập kỷ. Ngoài ra:
  • 1910–1919: Lượng phân bón thương mại tiêu thụ trung bình hàng năm là 6.116.700 tấn.
  • 1915–20: Bộ bánh răng kín được phát triển cho máy kéo.
  • 1918: Một loại máy kéo nhỏ dành cho vùng thảo nguyên kết hợp với động cơ phụ được giới thiệu.
agro1-56a52f8a5f9b58b7d0db5780.jpg

12: Những năm 1920: Máy kéo hạng nhẹ mới​

  • 1920–29: Lượng phân bón thương mại tiêu thụ trung bình hàng năm là 6.845.800 tấn.
  • 1920–40: Sản xuất nông nghiệp tăng dần là kết quả của việc sử dụng rộng rãi sức mạnh cơ giới hóa.
  • 1926: Máy tước bông sợi được phát triển cho High Plains.
  • 1926: Máy kéo hạng nhẹ được phát triển thành công.
GettyImages-1139720744-592c7f92c01f4d70803f4073d8022829.jpg

13: Những năm 1930: Tăng sản lượng lúa mì​

Trong những năm 1930, máy kéo đa năng sử dụng lốp cao su với máy móc bổ sung được sử dụng rộng rãi. Ngoài ra:
  • 1930–39: Mức tiêu thụ phân bón thương mại trung bình hàng năm là 6.599.913 tấn.
  • 1930: Một nông dân có thể cung cấp thực phẩm cho gần 10 người ở Hoa Kỳ và nước ngoài.
__opt__aboutcom__coeus__resources__content_migration__mnn__images__2016__02__WheatFarmInOregon-8f43df33c8f749fa8cb20767e0c13e48.jpg

14: Những năm 1940: Cách mạng nông nghiệp lần thứ hai​

Trong suốt thập kỷ này và đến năm 1970, các trang trại đã trải qua một cuộc thay đổi lớn từ sử dụng mã lực sang máy kéo, bao gồm cả việc áp dụng nhiều phương pháp công nghệ là đặc trưng của cuộc cách mạng nông nghiệp lần thứ hai rộng khắp nước Mỹ. Một nông dân có thể cung cấp đủ lương thực cho gần 11 người ở Hoa Kỳ và nước ngoài vào năm 1940, và trong suốt thập kỷ, mức tiêu thụ phân bón thương mại trung bình hàng năm là 13.590.466 tấn. Các phát triển nông nghiệp mới bao gồm:
  • 1941-1945: Thực phẩm đông lạnh được phổ biến.
  • 1942: Máy gặt bông vải được thương mại hóa.
2004_0914Image0072-56a699f25f9b58b7d0e3c3fe.JPG

15: Những năm 1950: Phân bón giá rẻ​

Trong suốt thập kỷ, mức tiêu thụ phân bón thương mại trung bình hàng năm là 22.340.666 tấn, và ngay từ năm 1950, một nông dân có thể sản xuất đủ lương thực cho 15,5 người ở Hoa Kỳ và nước ngoài. Các phát triển nông nghiệp khác bao gồm:
  • 1954: Lần đầu tiên số lượng máy kéo trong các trang trại vượt quá số lượng ngựa và con la.
  • Cuối những năm 1950 - đầu những năm 1960: Amoniac khan ngày càng được sử dụng như một nguồn nitơ rẻ tiền, mang lại năng suất cao hơn.
GettyImages-172660073-56a134ae5f9b58b7d0bd0457.jpg

16: Những năm 1960: Viện trợ Liên bang cho Thủy lợi​

rong suốt thập kỷ, mức tiêu thụ phân bón thương mại trung bình hàng năm là 32.373.713 tấn, và ngay từ năm 1960, một nông dân có thể cung cấp thực phẩm cho gần 26 người ở Hoa Kỳ và nước ngoài. Các phát triển bổ sung bao gồm:
  • 1965: Chín mươi chín phần trăm củ cải đường được thu hoạch bằng máy móc.
  • 1965: Bắt đầu hổ trợ các khoản vay và viện trợ không hoàn lại của liên bang cho hệ thống cấp nước và cống rãnh.
  • 1968: Chín mươi sáu phần trăm bông vải được thu hoạch bằng máy móc.
nebraska_irrigation-56a01e213df78cafdaa03279.jpg

17: Những năm 1970: Tăng sản lượng​

Đến năm 1970, một nông dân có thể cung cấp thực phẩm cho gần 76 người ở Hoa Kỳ và nước ngoài. Và trong suốt thập kỷ, nông nghiệp không làm đất đã được phổ biến.

GettyImages-801261066-2e3147cb6c4144eb998427425a668e8c.jpg

18: Những năm 1980 - 90: Nông nghiệp bền vững​

Đến những năm 1980, nhiều nông dân bắt đầu sử dụng các phương pháp không cày xới hoặc chỉ xới nhẹ lớp đất mặt để hạn chế xói mòn. Ngoài ra, vào cuối những năm 1980, chỉ cần một giờ rưỡi đến hai giờ lao động để sản xuất 100 pound (1/5 mẫu Anh) bông xơ vải bằng máy cày, máy gặt 4 hàng, đĩa cày 20 feet, máy xới đất và trồng cây 6 hàng, máy xới đất 6 hàng kèm phun thuốc trừ cỏ, và máy gặt 4 hàng. Những phát triển khác từ giai đoạn này bao gồm:
  • 1989: Sau vài năm chậm chạp, việc bán thiết bị nông nghiệp đã phục hồi trở lại
  • 1989: Nhiều nông dân bắt đầu sử dụng các kỹ thuật nông nghiệp bền vững với đầu vào chi phí thấp để giảm lượng sử dụng hóa chất.
__opt__aboutcom__coeus__resources__content_migration__treehugger__images__2017__03__544452105_5759047a9f_z-679c6a24d059406dae76a9e5c1adb362.jpg

Biên dịch: Thích Làm Vườn
Nguồn: ThoughtCo (www.thoughtco.com/american-farm-tech-development-4083328)

  • Article
Nông nghiệp quang điện (Agrivoltaics) - là sự kết hợp đôi bên cùng có lợi mang đến năng lượng sạch và sản xuất nông nghiệp bền vững

Kết hợp làm nông nghiệp với các tấm pin năng lượng mặt trời có thể mang lại lợi nhuận mới cho các hộ nông dân nhỏ, giúp tiết kiệm nước, tăng sức khỏe cho đất và hổ trợ các loài thụ phấn.

01.jpg

Chào mừng các bạn đến với khu vườn năng lượng mặt trời của Jack - Jack’s Solar Garden, một trang trại tiên phong trong lĩnh vực canh tác nông nghiệp kết hợp sản xuất năng lượng mặt trời ở Colorado — một hệ thống trồng trọt đặt dưới các tấm pin thu năng lượng mặt trời.

Trong năm qua, trang trại gia đình rộng 24 mẫu Anh ở Hạt Boulder này đã sản xuất năng lượng sạch bằng 3.276 tấm pin mặt trời, đủ để tạo ra điện năng cung cấp cho khoảng 300 ngôi nhà, và cũng đồng thời canh tác các vụ mùa bền vững. Nơi đây cũng tiến hành một số dự án nghiên cứu về sự liên kết được thiết lập khi kết hợp năng lượng mặt trời và sản xuất lương thực, và đã trở thành cơ sở nghiên cứu nông nghiệp quang điện hoạt động thương mại lớn nhất ở Hoa Kỳ.

IMG_20210809_102736-771f2daca7f24d3d890c33d8b17f917f.jpg


Luận lý đằng sau nông nghiệp quang điện là trồng trọt trên khoảng 2 triệu mẫu đất được bao phủ bởi các tấm pin mặt trời ở Hoa Kỳ vào năm 2030 có thể mang lại nhiều lợi ích giúp cho đất khỏe, quản lý nước và thu hút quần thể côn trùng địa phương.

Thông qua một dự án có tên InSPIRE, Ban thí nghiệm Năng lượng Tái tạo Quốc gia (NERL) của Bộ Năng lượng đang nghiên cứu về nông nghiệp quang điện tại khoảng 20 địa điểm trên khắp Hoa Kỳ.

Hệ thống nông nghiệp quang điện rất đơn giản. Các tấm pin được lắp đặt ở một tầng cao để cho cây phát triển bên dưới. Lớp đất mặt không bị xáo trộn và canh tác được da dạng các loại cây trồng.

Nông nghiệp quang điện không phù hợp với những trang trại quy mô lớn phải cần máy móc để canh tác, nhưng đối với những hộ nông quy mô nhỏ thì lợi ích nó mang lại rất đáng kể. Những loại cây bản địa thu hút các loài thụ phấn chẳng hạn như ong, chúng có thể giúp cải thiện năng suất cây trồng, trong khi rễ cây giữ ẩm tốt cho đất vào những lúc thời tiết khô hạn và ngăn chặn dòng chảy có khả năng gây ra lũ lụt do biến đổi khí hậu gây ra.

Những lợi ích này sẽ xoa dịu sự phản đối các dự án năng lượng mặt trời của những người coi các tấm pin như là một cái gì đó “chướng mắt”.

Nó còn mang lại lợi ích về tài chính vì các tấm pin mặt trời là một nguồn thu bổ sung cho nông dân khi vừa có thể thu hoạch nông sản lại vừa có thể sản xuất điện năng.

Theo NERL: “Nhiệt độ ấm hơn có thể làm giảm hiệu suất mà mảnh ghép thu quang năng có thể chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện năng. Việc che phủ mặt đất và hơi ẩm bốc lên từ cây xanh bên dưới thực sự có thể làm mát các tấm pin mặt trời, tăng sản lượng năng lượng."

JSG+8_14_21+2.jpg

Gần đây, Treehugger đã phỏng vấn Byron Kominek, chủ sở hữu và là người quản lý Jack’s Solar Garden, để tìm hiểu thêm về điện nông:

Treehugger: Được biết, ông đã hoạt động được một năm, mọi thứ đang diễn ra như thế nào?
Byron Kominek:
Đến ngày 1 tháng 11 này là chúng tôi đã hoạt động được một năm. Đó quả là một năm đầy căng thẳng. Chúng tôi phải cố gắng chuẩn bị đất đai, thiết lập các nghiên cứu, tìm cách sao cho mọi thứ hoạt động hiệu quả cho vụ mùa. Chúng tôi cũng hợp tác với một tổ chức phi lợi nhuận có tên là Sprout City Farms và họ đã trồng trọt ở đây kể từ cuối tháng 6 trên khoảng một mẫu đất bên dưới các tấm pin. Thật tuyệt vời khi thấy những gì bạn đã làm trong nhiều năm qua bắt đầu thành hiện thực. Đây chỉ là năm đầu tiên. Chúng tôi sẽ cải thiện nó tốt hơn trong năm tới và năm sau nữa. Tôi trông đợi những điều tốt đẹp sẽ đến trong những năm tới.

Công việc canh tác diễn ra như thế nào?
Họ đã thu hoạch gần 6.000 pound nông sản. Họ trồng rất nhiều cà chua và ớt. Hôm nay, họ thu hoạch được rất nhiều củ cải, các loại bầu bí, bí ngô ... Trước đó chúng tôi còn có nhiều loại rau khác nhau như xà lách rocket, cải xoăn, nhiều loại đậu, cà rốt, và một số loại hoa.

Họ có sử dụng các phương pháp bền vững không?
Họ không sử dụng phun xịt hóa học. Năm nay, chúng tôi phải cày xới đất vì cần tạo luống lên liếp, nhưng không có ý định tiếp tục xới đất trong những năm tới. Đây sẽ là một trang trại hữu cơ không cày xới. Nơi đây không được cấp phép hữu cơ bởi vì để thực hiện điều đó phải tiêu tốn rất nhiều chi phí, vì vậy chúng tôi sẽ thực hiện mà không cần được chứng nhận. Ngoài ra, một phần lớn sản phẩm đã được trao đến tay những người đang cần nó, hàng nghìn pound thực phẩm đã đến nơi đó.

Ông bán năng lượng cho ai?
Chúng tôi bán điện cho người dân và các tổ chức thương mại, cũng như chính phủ. Người dân và chính phủ mua trả trước trong 5, 10 hoặc 20 năm để giúp chúng tôi xây dựng mảng năng lượng mặt trời. Một số tổ chức thương mại khác mua điện hàng tháng. Chúng tôi có hai công ty cần sa gồm [In The Flow và Terrapin], một ngân hàng tên là [Liên minh Tín dụng Thành viên Ngoại hạng] và một công ty sản xuất thịt làm từ rễ nấm [Meati].

Lợi ích của việc kết hợp lợp tấm pin mặt trời với nông nghiệp là gì?
Đất có nhiều mục đích sử dụng khác nhau, không nhất thiết phải chỉ là một thứ. Chúng tôi vẫn đang tìm hiểu về các cách sử dụng đất bên dưới tấm pin để canh tác tốt hơn, những gì chúng tôi nhận thấy là mái che năng lượng tạo nhiều bóng râm, điều đó có nghĩa là đất ít bị bốc hơi hơn. Nhiều độ ẩm được giữ lại trong đất hơn là khi không có tấm pin che chắn, đồng nghĩa với việc không phải tưới tiêu nhiều. Và nếu bạn đang ở trong một vùng khí hậu khô hạn hoặc bán khô hạn, thì việc này rất quan trọng.

Ông chia sẻ thêm đôi chút về nghiên cứu đang diễn ra tại trang trại?
NERL đang quan sát các loài hoa dại, hoa thụ phấn, bên dưới các tấm pin mặt trời và họ sẽ nghiên cứu về cỏ chăn nuôi đặt bên dưới một số tấm pin vào mùa tới. Đại học Arizona đang theo dõi các loại vi khí hậu khác nhau, so sánh sự phát triển của cây trồng bên dưới các tấm pin ở các độ cao khác nhau, cũng như bên ngoài mảng năng lượng mặt trời. Đại học Bang Colorado đang tìm hiểu xem nước di chuyển như thế nào bên dưới các tấm pin bằng cách đo độ ẩm của đất suốt cả mùa để hiểu rõ hơn về nơi mà độ ẩm lưu lại lâu hơn, và họ còn nghiên cứu về các lợi ích của hệ sinh thái mang lại như hấp thụ carbon.

Ông cũng đã tạo ra một tổ chức phi lợi nhuận để quảng bá về nông nghiệp quang điện, Trung tâm Kiến thức Nông nghiệp Colorado, ông có thể cho tôi biết thêm không?
Tôi nghĩ điều quan trọng là xã hội chúng ta cần biết là mình có thể làm được nhiều việc hơn với đất đai. Các nhà phát triển năng lượng mặt trời muốn lắp đặt hàng tấn tấm pin để đáp ứng các mục tiêu cho năng lượng sạch. Chúng ta không nên bỏ qua rằng đất bên dưới vẫn có thể sản xuất được. Chúng tôi chỉ phải thiết kế lại đôi chút cho các mảng năng lượng. Cụ thể là bạn phải đưa các tấm pin lên cao hơn. Nếu các tấm thu năng lượng ấy chạm đất, sẽ rất khó để trồng trọt bất cứ thứ gì bên dưới và thậm chí còn khó hơn nữa để người ta hoạt động canh tác. Về cơ bản, khi mà bạn đặt các tấm pin càng cao, thì những hoạt động bên dưới mảng năng lượng mặt trời càng dễ dàng thực hiện.

02.jpg

Trong vài năm tới, Hoa Kỳ sẽ có sự chuyển đổi đất đai thanh bình lớn nhất mà thế giới chưa từng chứng kiến khi các thế hệ cũ giao lại quyền quản lý đất đai cho thế hệ trẻ tiếp theo. Và câu hỏi đặt ra là “những vùng đất này sẽ tạo ra đủ sản lượng cần thiết hay là biến đổi khí hậu sẽ quá khắc nghiệt cho việc trồng lương thực trên những mãnh đất này?” Tôi nghĩ điều này thuộc về chủ trương chính sách của chính phủ. Điều bắt buộc là phải tìm hiểu xem liệu chúng ta sẽ chuyển đổi những vùng đất nông nghiệp rộng lớn sang việc chỉ sử dụng các mảng năng lượng mặt trời, hay chúng ta sẽ tìm ra cách thực hiện cả hai điều này cùng nhau.


Biên dịch: Thích Làm Vườn
Nguồn: Treehugger (www.treehugger.com/agrivoltaics-jacks-solar-garden-clean-energy-5205559)

Tham khảo thêm: Jack's Solar Farm — Sprout City Farms

  • Article
Cách trồng rau xà lách

phuc-long-aqrIcYonB-o-unsplash.jpg


Xà lách là loại rau có sức sống mạnh mẽ, phát triển tốt ở hầu hết các vùng trồng. Bạn có thể làm món xà lách trộn thơm ngon với nguyên liệu trồng tại nhà. Xin mời các bạn tìm hiểu cách trồng xà lách bên dưới.

Phần 1: Trồng xà lách búp​

1. Chọn loại xà lách búp để trồng trong nhà​

Xà lách búp mất nhiều thời gian để trưởng thành. Xà lách Iceberg (hay còn gọi là xà lách Mỹ) và xà lách Romaine là hai loại phổ biến của loại xà lách búp.
  • Nếu bạn đang trồng loại xà lách có bẹ lá rời rạc, thì hãy bỏ qua các hướng dẫn này.
  • Nếu bạn trồng xà lách vào cuối mùa xuân hoặc mùa hè, bạn sẽ phải cần một giống cây chịu nhiệt tốt hơn như Jericho. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn sống ở nơi có khí hậu nóng.
aid158572-v4-728px-Plant-Lettuce-Step-1-Version-3.jpg.webp

2. Chuẩn bị khay gieo hạt​

Bạn có thể bắt đầu gieo hạt giống rau xà lách vào khay hạt giống mua ở cửa hàng hoặc tự chế từ hộp đựng trứng, hộp giấy hoặc báo cũ. Đổ giá thể ươm hạt vào các khay khoảng 1,3 cm. Sau đó, làm ẩm giá thể để chuẩn bị gieo hạt.
  • Hạt giống đã chứa các chất dinh dưỡng cần thiết để chúng nảy mầm, vì vậy bạn có thể ươm chúng trong giá thể mà không cần đất. Bạn có thể mua giá thể ươm hạt hoặc tự làm bằng cách trộn hỗn hợp phân trùn quế, đá trân châu và rêu sphagnum xay nhuyễn với tỉ lệ bằng nhau.
  • Vì hạt ươm sẽ được cấy xuống đất khi chúng nảy mầm, nên tính thẩm mỹ của khay ươm không quan trọng bằng chức năng của chúng.
aid158572-v4-728px-Plant-Lettuce-Step-2-Version-3.jpg.webp

3. Gieo hạt từ 4-6 tuần trước đợt sương giá cuối cùng của mùa xuân​

Điều này sẽ giúp chúng có thời gian để nảy mầm trước khi mặt đất đủ mềm để trồng chúng ra bên ngoài. Rải đều hạt vào các ngăn trong khay ươm, dùng ngón tay ấn nhẹ hạt xuống.

aid158572-v4-728px-Plant-Lettuce-Step-3-Version-3.jpg.webp

4. Đặt khay ươm ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời và tưới đủ nước​

Đặt khay ở cửa sổ có nắng và luôn giữ ẩm giá thể ươm hạt. Nếu bạn để nó khô, hạt có thể sẽ không phát triển được.
  • Ở tuần đầu tiên, bạn có thể phủ lên khay ươm một vài lớp giấy báo đợi cho đến khi hạt nảy mầm. Luôn tưới nước giữ ẩm cho tờ báo, và lấy tờ báo ra khi thấy chồi xanh nhú lên.
  • Đừng tưới lên hạt quá nhiều nước, vì nếu bị úng nước, chúng có thể không phát triển được.
aid158572-v4-728px-Plant-Lettuce-Step-4-Version-3.jpg.webp

5. Cấy cây con ra vườn​

Hai tuần trước đợt sương giá cuối cùng của mùa xuân là thời điểm sớm nhất mà bạn có thể cấy cây con ra vườn. Đào các lỗ vừa đủ sâu theo hàng cách nhau 40 cm để đặt các bầu rễ cây con xuống đất. Nhấc cây xà lách con ra khỏi khay, đặt chúng vào lỗ, lấp đất, vỗ nhẹ đất xung quanh rễ để cố định cây con đứng thẳng. Tưới đẫm nước.
  • Bạn có thể mang khay cây non ra ngoài trời có mái che tầm vài tiếng để giúp cây cứng cáp hơn. Tiếp tục lặp lại trong hai hoặc ba ngày, tăng thời gian cho khay cây con phơi ngoài trời mỗi ngày.
  • Bạn có thể tiếp tục trồng cây con trong nhà và cấy chúng ra bên ngoài khi mùa vụ tới. Nên chọn giống chịu nóng để cấy vụ hè.
  • Dùng bình tưới hoặc vòi phun khuếch tán để tưới cho vườn rau xà lách. Đừng để cây con bị úng trong nước; chỉ cần đất ẩm là được.
aid158572-v4-728px-Plant-Lettuce-Step-5-Version-3.jpg.webp

6. Bón phân cho xà lách sau ba tuần cấy xuống đất​

Bón phân với bột cỏ linh lăng hoặc phân bón tan chậm giàu nitơ sẽ giúp rau xà lách phát triển nhanh và mạnh.

aid158572-v4-728px-Plant-Lettuce-Step-6-Version-3.jpg.webp

7. Tiả lá​

Khi lá xà lách phát triển trông giống như xà lách bạn thường mua ở cửa hàng, hãy dùng kéo cắt tỉa chúng. Đợi một vài tuần sau nữa, cây sẽ trưởng thành, và bạn có thể thu hoạch nguyên cả búp xà lách khỏi mặt đất. Nếu bạn cứ để đó mà không thu hoạch, rau xà lách sẽ dần dần sẽ xấu đi.
  • Nên thu hoạch rau xà lách vào buổi sáng sớm, vì khi để qua đêm xà lách đạt được giòn tươi.
  • Rau xà lách sẽ đâm chồi trong điều kiện nắng nóng vào cuối vụ trồng trọt. Cây bắt đầu trổ hạt và có vị đắng. Bạn có thể bấm bỏ phần giữ để ngăn cây không đâm chồi.
aid158572-v4-728px-Plant-Lettuce-Step-7-Version-3.jpg.webp

8. Bảo quản xà lách trong tủ lạnh​

Nếu bạn không dùng ngay xà lách, bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh bằng cách đặt chúng vào một túi nhựa kèm theo một ít khăn giấy, làm như vậy có thể bảo quản được đến mười ngày.

aid158572-v4-728px-Plant-Lettuce-Step-8-Version-2.jpg.webp

Phần 2: Trồng xà lách loại bẹ lá rời rạc​

1. Chọn xà lách loại có bẹ lá rời rạc để trồng ngoài trời​

Xà lách giống lá rời là những loại có lá màu sáng, giàu dinh dưỡng. Những giống xà lách này chịu được nhiệt độ ấm hơn và thời gian sinh trưởng ngắn hơn các giống khác nên chúng thường được trồng rải rác trực tiếp trong vườn.
  • Thời tiết nắng nóng sẽ khiến xà lách mau già, đâm chồi rồi trổ hạt, điều này sẽ ngăn cản sự phát triển của lá và tạo ra vị đắng. Ở những vùng có khí hậu nắng nóng, bạn nên trồng xà lách giống chịu nhiệt.
aid158572-v4-728px-Plant-Lettuce-Step-9-Version-2.jpg.webp

2. Chuẩn bị luống trồng​

Chọn khu vực đất thoát nước tốt và là nơi có nhiều ánh nắng mặt trời. Xới tơi đất và loại bỏ đá, que, rễ cây bên dưới mặt đất.
  • Xà lách có sức sống mạnh mẽ nhưng cũng cần có một số điều kiện nhất định để phát triển tốt. Đất trồng không được quá sũng nước và cần chứa nhiều nitơ.
aid158572-v4-728px-Plant-Lettuce-Step-10-Version-2.jpg.webp

3. Bón lót cho luống trồng​

Bón phân ủ hoặc phân bón cân đối vào luống ít nhất một tuần trước khi trồng. Bạn có thể bón thêm loại phân giàu nitơ vào cây sau khoảng ba tuần, khi bộ lá đã phát triển được tầm 10 cm, bước này là tùy chọn.

aid158572-v4-728px-Plant-Lettuce-Step-11-Version-2.jpg.webp

4. Gieo hạt giống​

Xà lách là loại rau ưa lạnh, vì vậy bạn có thể trồng chúng trực tiếp vào đất khoảng hai tuần trước đợt sương giá cuối cùng của mùa xuân, hoặc trước sáu tuần nếu chúng được trồng dưới mái vòm hoặc khung chống lạnh giá. Gieo hạt lên đất đã đất đã được xới tơi, sau đó rải khoảng 1,3 cm đất lên trên chúng. Tưới đẫm luống trồng sau khi gieo hạt.
  • Hầu hết các loại xà lách không phát triển tốt ở nhiệt độ nóng, vì vậy để có kết quả tốt nhất, bạn nên sử dụng các giống chịu nhiệt hoặc trồng trong bóng râm.
aid158572-v4-728px-Plant-Lettuce-Step-12-Version-2.jpg.webp

5. Tưới rau xà lách thường xuyên​

Bạn hãy tưới rau xà lách hàng ngày hoặc bất cứ khi nào trông thấy lá của chúng bị héo, rũ.

aid158572-v4-728px-Plant-Lettuce-Step-13.jpg.webp

6. Thu hoạch​

Khi thu hoạch xà lách lá bẹ rời rạc, hãy dùng kéo hoặc dao cắt lấy những lá trưởng thành mà không làm hại đến những phần còn lại của cây. Bạn có thể thu hoạch ngay khi lá đạt kích thước giống như loại bạn mua ngoài cửa hàng. Thu hoạch toàn bộ cây sau một vài tuần, nếu không cây sẽ chuyển sang vị đắng và bắt đầu kết hạt.
  • Nên thu hoạch vào sáng sớm để lá xà lách giòn tươi nhất.
  • Nhấp bỏ bớt phần giữa của cây sẽ kéo dài thời gian thu hoạch.
  • Bảo quản rau xà lách trong ngăn mát tủ lạnh, bọc chúng trong túi nhựa với một vài miếng khăn giấy sẽ bảo quản được rau đến mười ngày.
aid158572-v4-728px-Plant-Lettuce-Step-14.jpg.webp

Biên dịch: Thích Làm Vườn
Nguồn: wikiHow (www.wikihow.com/Plant-Lettuce)

  • Article
Cách trồng hoa hướng dương trong chậu

andrey-haimin-Qa389trXHuo-unsplash.jpg

Hoa hướng dương là loại cây bản địa của Mỹ với nhiều công dụng. Dầu của chúng được sử dụng làm dầu diesel sinh học và dầu ăn, hạt của chúng có thể làm món ăn nhẹ ngon miệng. Hoa hướng dương còn tạo nên điểm nhấn tươi sáng và vui vẻ bên khung cửa sổ hay ban công đầy nắng. Trồng hoa hướng dương trong chậu cũng khá dễ mà ngay cả trẻ nhỏ cũng có thể trải nghiệm một cách vui vẻ.

Phần 1: Chọn giống hoa hướng dương và chậu trồng​

1. Tìm mua hạt giống hoa hướng dương​

Bạn có thể mua hạt giống hoa hướng dương từ các cửa hàng cây hoa cảnh hoặc đặt hàng trực tuyến. Nếu bạn thích trồng những giống hiếm hơn, bạn có thể tìm kiếm trên mạng.
  • Hạt hướng dương cũng được bán ở các cửa hàng tạp hóa và cửa hàng tiện lợi, nhưng chúng chỉ để ăn chứ không phải để trồng. Vì sau khi rang, hạt hướng dương sẽ không nảy mầm.
  • Nếu bạn đã có một cây hướng dương trổ bông, hãy bảo quản hạt hoa trong hộp kín, có thể thêm gói chống ẩm. Cố gắng gieo hạt càng sớm càng tốt vì hạt già có thể khó nảy mầm hơn.
  • Chọn hoa hướng dương giống lùn sẽ hiệu quả với điều kiện trồng trong chậu hơn, vì các giống cao lớn sẽ sinh trưởng tốt nhất khi trồng xuống đất.
aid234816-v4-728px-Grow-a-Sunflower-in-a-Pot-Step-1-Version-3.jpg.webp

2. Chọn giống hoa hướng dương​

Trên gói hạt giống hoa hướng dương (hoặc danh mục các chủng loại hạt giống trên một trang web) sẽ ghi rõ tên giống, loại hoa hướng dương và chiều cao đạt được khi cây trưởng thành. Nếu bạn tìm mua ở cửa hàng hạt giống cây trồng hoặc vườn ươm, bạn cũng có thể nhờ nhân viên tư vấn.
  • Loại cây hoa hướng dương đơn thân chỉ trổ một bông từ một hạt giống. Nếu bạn muốn có hoa hướng dương suốt cả mùa hè, bạn sẽ phải gieo lại cây cách 10 đến 14 ngày một lần.
  • Loại cây hoa hướng dương đa nhánh sẽ trổ nhiều hoa trong suốt một mùa mà không cần phải trồng lại. Hoa hướng dương đa nhánh có một số màu lạ như màu đỏ tía và màu sô cô la.
aid234816-v4-640px-Grow-a-Sunflower-in-a-Pot-Step-2-Version-3.jpg.webp

3. Chọn chậu trồng có kích thước phù hợp​

Chọn chậu trồng phù hợp tùy theo chiều cao của bông hoa, cũng như số lượng cây bạn mà muốn trồng trong mỗi chậu. Nói chung, hầu hết hoa hướng dương giống lùn có thể được trồng trong chậu từ 30 đến 40 cm.
  • Giống hoa hướng dương khổng lồ (Mammoth) cần chậu trồng cỡ lớn ít nhất 5 gallon (19 L).
  • Nếu bạn tận dụng lại chậu trồng cũ của một cây khác, hãy chà rửa chậu thật sạch sẽ. Bạn cũng cần tạo các lỗ thoát nước cho chậu trồng vì nếu không có chúng, hạt giống có thể bị thối nhũng.
aid234816-v4-728px-Grow-a-Sunflower-in-a-Pot-Step-3-Version-3.jpg.webp

4. Trồng trong đất sạch trộn phân ủ​

Bạn có thể sử dụng đất thịt hoặc đất sạch trồng chậu chất lượng cao, giàu chất dinh dưỡng để trồng hoa hướng dương, trộn thêm phân ủ để cung cấp thêm dưỡng chất giúp hoa hướng dương phát triển tốt.
  • Đất trồng phù hợp cho cây hướng dương cần có độ pH từ 5,5 đến 7,5 và có hơn 3% hàm lượng hữu cơ. Thông tin này có ghi trên các bao đất bán sẳn.
  • Nếu bạn sử dụng loại đất sạch chất lượng cao thì không cần thêm bất kỳ vật liệu thoát nước nào chẳng hạn như cát hoặc đá vào đáy chậu nữa, vì làm như vậy có thể cản trở nước lưu thông và ngăn nước không thoát ra được.
Screenshot 2021-10-05 10.36.47 AM.png

Phần 2: Trồng cây hướng dương​

1. Gieo mỗi hạt vào đất sâu khoảng 2,5 cm​

Nếu bạn gieo nhiều hạt trong cùng một chậu, hãy gieo các hạt cách nhau từ 10 đến 13 cm. Phủ thêm một lớp mỏng phân ủ lên trên lớp đất mặt sau khi gieo hạt.
  • Bạn cần phải chừa một khoảng không gian trống với bán kính từ 10 đến 13 cm xung quanh mỗi hạt, lưu ý không gieo chúng quá gần thành chậu.
Screenshot 2021-10-05 10.47.32 AM.png

2. Hạt ươm cần được tưới nước hàng ngày​

Cây hướng dương cần nhiều nước để phát triển hơn hầu hết các loại cây khác. Do vậy, bạn cầm đảm bảo đất luôn ẩm và thoát nước tốt. Khi hạt đang trong quá trình nảy mầm, bạn cần tưới ít nhất 2 gallon (7,6 L) nước mỗi tuần.
  • Những cây hướng dương không được cung cấp đủ nước trong giai đoạn đầu sẽ có thân mỏng và yếu, nó sẽ không thể giữ được bông hoa nặng thẳng đứng.
  • Đất thoát nước tốt là khi nước thông thấm tương đối nhanh. Nếu nước còn đọng trong chậu nghĩa là việc thoát nước gặp vấn đề.
Screenshot 2021-10-05 11.00.54 AM.png

3. Quan sát khi hạt nảy mầm​

Trong vòng một tuần đến 10 ngày, hạt giống cây hướng dương sẽ bắt đầu phát triển thành cây con nhỏ. Trong thời gian này, bạn hãy tiếp tục tưới nước cho hạt hàng ngày để đảm bảo đất luôn ẩm, đặc biệt là xung quanh hạt.

aid234816-v4-728px-Grow-a-Sunflower-in-a-Pot-Step-7-Version-3.jpg.webp

Phần 3: Chăm sóc cây hoa hướng dương​

1. Bón thêm phân nếu bạn muốn​

Cây hoa hướng dương không nhất thiết phải bổ sung phân bón để chúng phát triển, nhưng việc bón lót thêm sẽ giúp cho sắc hoa thêm sáng và đậm màu hơn. Ban đầu, bạn có thể bón phân bón thực vật dạng lỏng có hàm lượng nitơ cao, sau đó chuyển sang loại phân bón có nhiều phốt pho hơn khi nụ hoa bắt đầu nở.

aid234816-v4-728px-Grow-a-Sunflower-in-a-Pot-Step-8-Version-3.jpg.webp

2. Đặt cây hoa hướng dương dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp​

Khi cây hướng dương con phát triển, chúng cần càng nhiều ánh nắng trực tiếp càng tốt để sinh trưởng, nhờ đó thân cây sẽ phát triển dày và khỏe để có thể nâng đỡ hoa lớn cây trổ bông. Cây hướng dương cần có ánh nắng trực tiếp từ 6 đến 8 giờ mỗi ngày.
  • Bông hoa hướng dương sẽ hướng theo ánh nắng mặt trời. Vì vậy, nếu không có ánh nắng trực tiếp, chúng sẽ uốn cong tìm về phía ánh nắng, dần dần sẽ làm hỏng thân cây.
aid234816-v4-728px-Grow-a-Sunflower-in-a-Pot-Step-9-Version-3.jpg.webp

3. Tưới nước cho cây hoa hướng dương vài lần một tuần​

Cây hoa hướng dương cần được tưới nước thường xuyên hơn so với các loại cây khác. Bạn nên kiểm tra đất mỗi ngày hoặc hai ngày một lần - đất cần được giữ ẩm liên tục. Nói chung, cây hoa hướng dương cần được cung cấp khoảng 2 gallon (7,6 L) nước mỗi tuần.
  • Nếu cây được trồng ở bên ngoài, nước mưa có thể đủ cho cây phát triển sau khi chúng cao từ 0,3 đến 0,6 m. Tuy nhiên, bạn cũng cần cấp thêm nước cho chúng vào những ngày nắng nóng như thiêu đốt.
  • Khi cây ra hoa, bạn cần tưới xung quanh rễ với bán kính tầm 7 đến 10 cm.
  • Thường xuyên tưới bông hoa bằng bình xịt.
Screenshot 2021-10-05 11.37.23 AM.png

4. Nẹp cố định cây nếu cần thiết​

Cây hướng dương giống lùn không phát triển cao nên thường là không cần nẹp hỗ trợ cố định cây. Tuy nhiên, nếu cây hoa mặt trời cao hơn 1m, bạn nên nẹp cây gì đó kè bên nó giúp cố định và để giữ cho đầu hoa không bị rủ xuống.

Screenshot 2021-10-05 1.00.52 PM.png

5. Thu hoạch hạt​

Nếu giống cây hướng dương của bạn có hạt ăn được, hãy để hoa tàn trên cây. Hạt cũng sẽ chín và khô. Nếu hoa hướng dương trồng ngoài sân vườn, bạn hãy bọc chúng lại bằng lưới hoặc túi giấy để ngăn chim không ăn hết hạt.
  • Nhìn chung, hạt hướng dương có màu đen hoặc xám với các sọc trắng là có thể ăn được.
  • Khi mặt sau của bông hoa hướng dương chuyển sang màu nâu, thì thường là hạt đã sẵn sàng để thu hoạch.
  • Sau khi khô, bạn có thể bảo quản hạt trong hộp kín khí ở nhiệt độ phòng đến 4 tháng. Bạn cũng có thể cấp đông chúng nếu cần giữ hạt lâu hơn.
  • Nụ hoa hướng dương cũng có thể ăn được. Trước tiên, hãy chần sơ chúng để loại bỏ vị đắng, sau đó hấp hoặc luộc trong 3 phút. Nụ hoa hướng dương rất ngon khi trộn bơ tỏi.

Biên dịch: Thích Làm Vườn
Nguồn: wikiHow (www.wikihow.com/Grow-a-Sunflower-in-a-Pot)

  • Article
Cách trồng cây hương thảo trong nhà

vincent-foret-R8Ct7Macnus-unsplash.jpg

Hương thảo là một loại thảo mộc phổ biến trồng trong nhà vì nó được ưa dùng trong nấu ăn, trang trí và tạo mùi thần thánh! May mắn thay, loại thảo mộc này cũng dễ trồng và ít tốn công chăm sóc. Các chuyên gia khuyên bạn nên trồng cây hương thảo từ cành chiết hơn là trồng bằng hạt vì nó dễ và nhanh phát triển hơn nhiều. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể gieo từ hạt. Tất cả những gì bạn cần là một cái chậu với đất và một chỗ có nắng để trồng cây hương thảo.

Phần 1: Chiết cành nhân giống cây hương thảo​

1. Chiết cành khoảng 8 cm từ một cây hương thảo khỏe mạnh​

Hương thảo phát triển tốt nhất nếu bạn chiết cành từ một cây khỏe mạnh. Bạn hãy tìm một cây khỏe mạnh và cắt một nhánh dài ít nhất 8 cm từ thân cây.
  • Bạn có thể chiết cành lúc nào cũng được, tuy nhiên tốt nhất là nên thực hiện việc cắt chiết nhân giống vào mùa xuân vì đây là thời điểm cây hương thảo phát triển tốt.

aid2203950-v4-728px-Grow-Rosemary-Indoors-Step-1-Version-2.jpg.webp

2. Tỉa bỏ bớt các lá ở phía dưới thân cành chiết khoảng 4 cm​

Các lá ở phía dưới thân nhánh chiết sẽ gây cản trở khi cành đang ra sức phát triển. Do vậy, bạn hãy tỉa bỏ bớt những chiếc lá ở phía dưới thân cành chiết khoảng 4cm tính từ vết cắt.

aid2203950-v4-728px-Grow-Rosemary-Indoors-Step-2-Version-2.jpg.webp

3. Nhúng phần thân dưới của cành chiết vào bột kích rễ​

Bột kích rễ cũng giống như thức ăn thực vật sẽ giúp cây hương thảo nhanh mọc rễ. Bạn hãy đổ một ít bột kích rễ ra đĩa, sau đó nhúng phần thân cành chiết ngay chổ vết cắt vào đó.
  • Đây là bước không bắt buộc và không phải lúc nào cũng cần thiết, nhưng nó có thể giúp cây phát triển nhanh hơn khi nhân giống.
aid2203950-v4-728px-Grow-Rosemary-Indoors-Step-3-Version-2.jpg.webp

4. Cắm cây hương thảo vào lọ nước​

Đây là thủ thuật giúp cây mọc rễ nhanh hơn. Bạn đổ khoảng 2,5 cm nước vào một cái lọ trong suốt rồi cắm phần thân cành chiết của cây hương thảo vào.
  • Cành chiết của cây hương thảo vẫn có thể mọc rễ ngay cả khi bạn cắm chúng luôn xuống đất mà không ngâm nước trước. Tuy nhiên, nếu bộ rễ đã phát triển trước khi bạn trồng xuống đất thì nó chắc chắn sẽ sinh trưởng tốt hơn.
aid2203950-v4-728px-Grow-Rosemary-Indoors-Step-4-Version-2.jpg.webp

5. Đặt cành chiết đang ngâm nước ở nơi có nắng cho đến khi chúng mọc rễ​

Di chuyển lọ ngâm cành chiết đến nơi có nắng chẳng hạn như bệ cửa sổ. Để lọ ở đó trong vài ngày, đợi cho đến khi rễ bắt đầu nhú ra. Cành chiết mọc rễ giúp cây hương thảo phát triển tốt hơn trong đất.
  • Nếu qua vài ngày mà rễ chưa nảy mầm thì bạn nên thay nước.
  • Rễ không cần phải dài, chỉ cần mọc khoảng 1,3 cm là có thể bắt đầu cấy vào đất.
aid2203950-v4-728px-Grow-Rosemary-Indoors-Step-5-Version-2.jpg.webp

6. Đổ lớp đất tơi xốp và thoát nước tốt vào chậu sâu lòng tầm 8 cm​

Trồng cây hương thảo cần đất thoát nước tốt, vì vậy bạn hãy sử dụng loại chậu có chiều sâu ít nhất 8 cm có các lỗ thoát nước, sử dụng đất trồng loại tơi xốp không đọng nước. Trộn đất với cát, phân trùn quế hoặc đá trân châu để thoát nước tốt hơn.
  • Chậu trồng cần phải có lỗ thoát nước ở đáy, nếu không cây hương thảo có thể chết nếu nó bị đọng nước.
  • Bạn có thể sử dụng một cái chậu lớn hơn, kích cỡ chậu gợi ý bên trên chỉ là khoảng không gian tối thiểu mà cây hương thảo cần để phát triển.
  • Cây hương thảo có sức sống tốt, tuy nhiên nó ưa đất có độ pH từ 6,0 đến 7,0.
aid2203950-v4-728px-Grow-Rosemary-Indoors-Step-6-Version-2.jpg.webp

7. Trồng cành chiết cây hương thảo vào đất sâu khoảng 2,5 cm​

Sau cành chiết mọc rễ, nghĩa là nó đã sẵn sàng để được cấy vào đất. Bạn hãy chọc một lỗ nhỏ sâu khoảng 2,5 cm vào đất rồi cắm phần thân mọc rễ của cây hương thảo vào. Vỗ nhẹ đất để cố định cho nhánh chiết mọc thẳng.
  • Với một chậu có kích thước gợi ý như trên có thể trồng tối đa 2 cành hương thảo nếu bạn muốn.
  • Tưới nước cho cây ngay sau khi cấy chúng vào đất, đất cần được làm ẩm.
aid2203950-v4-728px-Grow-Rosemary-Indoors-Step-7-Version-2.jpg.webp

Phần 2: Bố trí môi trường trồng phù hợp​

1. Đặt chậu trồng gần cửa sổ để cây hương thảo nhận được ánh nắng gián tiếp 6 giờ mỗi ngày​

Cây hương thảo ưa nhiều ánh nắng mặt trời, vì vậy hãy đặt cây gần cửa sổ nơi có ít nhất 6 giờ nắng mỗi ngày. Tuy nhiên, không để nó dưới ánh nắng trực tiếp, và cần giữ nguyên nó ở vị trí này trong suốt quá trình phát triển.
  • Nếu bậu cửa sổ nhà bạn không nhận được nhiều ánh nắng mặt trời hoặc các mùa thay đổi, bạn cần phải di chuyển cây đến nơi nhận đủ ánh nắng.

aid2203950-v4-728px-Grow-Rosemary-Indoors-Step-8-Version-2.jpg.webp

2. Không khí lưu thông tốt sẽ ngăn ngừa nấm mốc phát triển​

Cây hương thảo có khả năng chống lại dịch hại và sâu bệnh khá tốt, tuy nhiên nấm mốc vẫn có thể phát triển nếu cây quá ẩm. Bạn hãy đặt cây ở nơi thoáng khí để tránh tích tụ hơi ẩm và ngăn nấm mốc phát triển.
  • Nếu không khí trong nhà lưu thông kém hoặc bạn thấy nấm mốc tích tụ, hãy thử dùng quạt máy quạt hướng vào cây để giúp cây khô ráo.
aid2203950-v4-728px-Grow-Rosemary-Indoors-Step-10-Version-2.jpg.webp

Phần 3: Chăm sóc cây hương thảo​

1. Tưới cây 1-2 tuần một lần​

Hương thảo không cần nhiều nước, vì quá nhiều nước có thể gây úng rễ. Tưới cây khoảng 1-2 tuần một lần, bạn hãy để lớp đất mặt khô hẳn trước khi tưới thêm nước.
  • Lưu ý, không để đất khô hoàn toàn, mà chỉ là đợi lớp đất mặt khô hẳn rồi mới tưới.
  • Một phương pháp được khuyến nghị để tưới nước là ngâm chậu cây vào một thùng nước lớn hơn, để cây hút nước qua các lỗ thoát nước của chậu trong 1 giờ sau đó vớt ra để tránh cây bị úng.
  • Dùng ngón tay chọc sâu vào đất thử để xem đất đã khô hay còn ướt.


aid2203950-v4-728px-Grow-Rosemary-Indoors-Step-12-Version-2.jpg.webp

2. Bón phân cho cây vào đầu mùa xuân​

Cây hương thảo thường không cần bón thêm phân, nhưng việc bổ sung phân bón sẽ hữu ích đối với những cây không phát triển tốt. Bón phân một lần vào mùa xuân để tạo sức bật cho cây trong suốt mùa sinh trưởng. Nếu bạn chiết cành vào mùa xuân, thì bạn có thể bón thúc ngay. Hãy sử dụng phân bón dạng lỏng hòa tan trong nước và tưới cây ngay sau khi cấy cây vào đất.
  • Lưu ý chỉ bón phân lên lớp đất mặt xung quanh gốc cây, tránh dính lên lá cây vì chúng có thể bị cháy.
  • Không lạm dụng phân bón vì cây hương thảo thực sự phát triển tốt ở nơi đất nghèo dinh dưỡng so với đất được bón lót tốt.
aid2203950-v4-728px-Grow-Rosemary-Indoors-Step-13-Version-2.jpg.webp

3. Xử lý sâu bọ cho cây bằng thuốc trừ sâu dạng xà phòng​

Hương thảo có sức đề kháng với sâu bọ khá tốt, đặc biệt nếu bạn trồng cây trong nhà. Tuy nhiên, đôi khi vẫn có khả năng sâu bọ tìm đến. Nếu bạn nhận thấy con ve hoặc bọ có vảy bò trên cây, thì bạn có thể xịt thuốc diệt côn trùng dạng xà phòng để loại bỏ chúng. Mỗi sản phẩm diệt côn trùng sẽ có các hướng dẫn cụ thể khác nhau, nhưng nhìn chung bạn có thể sử dụng thuốc diệt côn trùng cho cây mỗi tuần một lần.
  • Hãy luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng với bất kỳ loại thuốc diệt côn trùng nào để đảm bảo rằng bạn làm đúng cách.
  • Phân bón chứa nhiều nitơ có xu hướng làm cho cây hương thảo dễ bị sâu bọ hơn, vì vậy bạn nên sử dụng loại phân bón có hàm lượng nitơ thấp.
aid2203950-v4-728px-Grow-Rosemary-Indoors-Step-14-Version-2.jpg.webp

4. Tỉa bỏ những cành lá hư hỏng héo úa​

Một số lá có thể bị khô hoặc bị nhiễm trùng. Khi bạn nhìn thấy bất kỳ đốm nâu nào, hãy dùng kéo cắt bỏ chúng đi để ngăn chặn sự lây lan.
  • Bạn cần đặc biệt lưu ý đến các đốm nâu gần thân cây, những thứ này có thể lây lan làm hư hại cây một cách nhanh chóng.
aid2203950-v4-728px-Grow-Rosemary-Indoors-Step-15-Version-2.jpg.webp

5. Thay chậu mới cho cây hương thảo khi nó phát triển lớn hơn chậu ban đầu​

Bạn có thể vẫn trồng cây hương thảo trong chậu ban đầu nếu muốn, nhưng một khi cây đã phát triển lớn quá mức, thì đã đến lúc bạn nên thay chậu mới. Bạn hãy đổ đất tơi xốp như loại dùng lúc ban đầu vào chậu mới, sau đó cẩn thận nhấc cây hương thảo ra cùng với trọn bộ rễ và trồng lại vào chậu mới.
  • Nhớ tưới nước cho cây ngay sau khi thay chậu.
  • Nếu bạn muốn di chuyển cây hương thảo của mình ra bên ngoài, tốt nhất bạn nên vẫn để nó trong chậu. Cây hương thảo trồng trong nhà thường là không phát triển tốt ở điều kiện bên ngoài cho lắm.
aid2203950-v4-728px-Grow-Rosemary-Indoors-Step-16-Version-2.jpg.webp

6. Thu hoạch cây hương thảo trong khoảng một năm để sử dụng nấu ăn​

Nêm hương thảo có thể thêm hương vị cay, hấp dẫn cho món ăn của bạn, vì vậy bạn có thể dùng chúng một ít khi nấu ăn. Tuy nhiên, hãy cho cây đủ thời gian để phát triển trước. Sau khoảng một năm, bạn có thể cắt bỏ cành mà không làm hỏng cây. Chỉ cần cắt một vài nhánh gần thân cây và sử dụng chúng theo cách bạn muốn.
  • Quá trình này sẽ mất nhiều thời gian hơn nếu bạn trồng cây từ hạt. Có thể phải mất ít nhất 15 tháng trước khi bạn có thể thu hoạch.
aid2203950-v4-728px-Grow-Rosemary-Indoors-Step-17-Version-3.jpg.webp

Biên dịch: Thích Làm Vườn
Nguồn: wikiHow (www.wikihow.com/Grow-Rosemary-Indoors)

  • Article
Làm thế nào để trồng đậu phộng tại nhà

Đậu phộng rất dễ trồng tại nhà. Hầu hết nông dân sẽ lựa chọn ươm cây con trong nhà vào đầu mùa vụ và trồng ra ruộng sản xuất khi thời tiết ấm hơn. Để tìm hiểu thêm về cách trồng đậu phộng đúng cách, bạn hãy đọc nội dung sau:

Phần 1: Bắt đầu bằng việc ươm đậu phộng trong nhà
aid3248471-v4-728px-Grow-Peanuts-Step-1.jpg.webp

1. Lợi ích của việc trồng cây đậu phộng trong nhà ươm. Đậu phộng có mùa vụ phát triển dài và cần từ 100 đến 130 ngày không có sương giá để đạt độ chín.

• Nếu bạn sống ở khu vực phía Bắc, nơi có khí hậu mát mẻ hơn, bạn nên bắt đầu trồng cây trong nhà ươm khoảng một tháng trước đợt sương giá cuối cùng được dự báo.

• Nếu bạn sống ở khu vực miền Nam, nơi có khí hậu ấm hơn, bạn có thể trồng đậu phộng trực tiếp ngoài trời sau đợt sương giá cuối cùng hoặc trồng trong nhà vài tuần trước đợt sương giá cuối cùng.
aid3248471-v4-728px-Grow-Peanuts-Step-2.jpg.webp

2. Chọn những hạt đậu giống tốt. Bạn có thể trồng đậu phộng thô mua ở cửa hàng tạp hóa, nhưng sẽ dễ dàng hơn nếu bạn bắt đầu bằng hạt đậu phộng mua từ cửa hàng làm vườn.

• Lưu ý rằng hạt đậu phộng được sử dụng làm hạt giống phải còn nguyên vỏ cho đến trước khi gieo trồng. Nếu không, chúng sẽ khô rất nhanh và không nảy mầm được.

• Không bao giờ sử dụng đậu phộng rang vì chúng sẽ không nảy mầm.
aid3248471-v4-728px-Grow-Peanuts-Step-3.jpg.webp

3. Đổ đất ẩm vào chậu sạch. Dùng chậu sâu khoảng 10 cm và đổ đầy đất vào khoảng 2/3 chậu.

• Nếu đất chưa ẩm, hãy tưới thêm nước bằng bình tưới trước khi bạn cho hạt đậu phộng vào.

• Chậu ươm an toàn nhất để sử dụng là một chậu bằng giấy hoặc than bùn vì bạn có thể đặt toàn bộ cây con và cả chậu xuống đất khi cây lớn hơn. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng chậu nhựa nếu đó là sự thay thế duy nhất của bạn.

• Đảm bảo rằng chậu đó được xử lý sạch sẽ trước khi bạn trồng đậu phộng, đặc biệt nếu bạn đang sử dụng chậu nhựa. Hãy rửa chúng bằng nước ấm và xà phòng sau đó rửa sạch lại và phơi khô nó.
aid3248471-v4-728px-Grow-Peanuts-Step-4.jpg.webp

4. Đặt một vài hạt đậu phộng vào chậu và phủ đất lên. Xếp bốn hạt đậu phộng đã bỏ vỏ, cách đều nhau lên trên mặt đất, ấn nhẹ vào đất. Phủ khoảng 2,5 cm đất ẩm và tơi xốp lên hạt.

• Khi tách vỏ hạt đậu phộng, hãy đảm bảo rằng bạn không loại bỏ lớp vỏ lụa nâu bao quanh hạt. Nếu bạn loại bỏ hoặc làm hỏng nó, hạt phộng có thể không nảy mầm.

• Bạn vẫn có thể trồng đậu phộng mà không cần loại bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài trước, nhưng chúng sẽ phát triển chậm hơn.

• Nếu đất không ẩm khi bạn gieo hạt, hãy tưới nhẹ bằng bình tưới hoặc bình xịt cho đến khi bạn chạm vào thấy đất ẩm nhưng không bị ướt.

• Nếu gieo hạt trực tiếp bên ngoài, hãy gieo hạt sâu 5 cm và cách nhau 20 cm.

Phần 2: Trồng cây con ra ruộng sản xuất.
aid3248471-v4-728px-Grow-Peanuts-Step-5.jpg.webp

1. Chọn một mảnh vườn đầy đủ nắng. Cây đậu phộng cần có đầy đủ ánh nắng để phát triển tốt.

• Ánh nắng mặt trời rất quan trọng đối với quá trình quang hợp, vậy nên bạn cần chọn những khu vực nhận được nhiều ánh nắng mặt trời nhất trong khu vườn của bạn. Cây đậu phộng phát triển mạnh ở đất ấm.
aid3248471-v4-728px-Grow-Peanuts-Step-6.jpg.webp

2. Chờ cho đến khi đợt sương giá cuối cùng qua đi. Đậu phộng khá nhạy cảm với sương giá, vì vậy bạn nên đợi ít nhất hai đến ba tuần sau đợt sương giá cuối cùng được dự báo trước khi bắt đầu cấy bất kỳ cây con nào trong nhà ra vườn ngoài trời.

• Áp dụng tương tự nếu bạn muốn gieo hạt giống đậu phộng trực tiếp vào mảnh đất ngoài trời. Chờ vài tuần sau khi đợt sương giá cuối cùng qua đi. Nếu không, hạt đậu phộng sẽ không nảy mầm.

• Nhiệt độ của đất tối thiểu phải là khoảng 18,3 độ C.
aid3248471-v4-728px-Grow-Peanuts-Step-7.jpg.webp

3. Cải thiện chất lượng đất, nếu cần thiết. Nền đất trồng cây cần phải tơi xốp, thoát nước tốt. Nếu đất của bạn quá cứng, bạn nên thêm cát vào để cải thiện chất lượng và làm cho đất thông thoáng hơn. Đào và trộn cát bằng bay nhỏ.

• Không nên trồng đậu phộng ở đất sét, vì nó sẽ rất khó cải tạo.

• Bạn cũng có thể sử dụng phân trộn ủ hoai, nhưng bạn nên hạn chế số lượng sử dụng vì nó có thể gây ra tình trạng dư đạm. Bón phân ủ hoai sẽ có lợi cho nhiều loại cây trồng, nhưng đậu phộng tự sản xuất nitơ, và việc bổ sung nhiều phân ủ có thể làm lượng nitơ trong đất tăng lên quá nhiều và cuối cùng nó sẽ làm cây phát triển chậm lại.

• Bạn cũng cần cân bằng độ pH của đất nếu nó quá chua. Bằng cách thêm một lượng nhỏ vôi nông nghiệp vào đất và trộn kỹ.
aid3248471-v4-728px-Grow-Peanuts-Step-8.jpg.webp

4. Đào lỗ trồng sâu. Đất cần được đào sâu ít nhất 15,24 cm, ngay cả khi rễ cây chưa ăn sâu đến mức đó.

• Rễ cần có nhiều chỗ để lan rộng ra. Việc đào hố sâu giúp phá vỡ những khối đất cứng, làm đất trở nên tơi xốp hơn và cung cấp không gian cần thiết cho rễ.

• Sau khi đào đất, hãy bỏ thêm đất tơi xốp vào đáy mỗi hố khoảng 5 cm. Nếu không, bạn có thể trồng cây con quá sâu.
aid3248471-v4-728px-Grow-Peanuts-Step-9.jpg.webp

5. Trồng các cây con cách nhau 25 cm. Phần thân và lá phải ở trên mặt đất, nhưng bộ rễ phải nằm hoàn toàn dưới mặt đất.

• Nhẹ nhàng lấp phần còn lại của hố bằng đất tơi xốp.

• Nếu sử dụng chậu trồng cây có thể phân hủy, hãy đặt toàn bộ mọi thứ xuống đất. Nếu không, hãy bóp nhẹ các thành bên của hộp đựng để nới lỏng khối đất bên trong. Dùng tay bịt chặt chậu để cây, rễ và đất nở ra thành từng cục trong tay bạn. Chuyển toàn bộ chúng ra đất ngoài trời.

• Tránh để lộ phần rễ nhạy cảm.

• Nếu bạn gieo hạt đậu phộng trực tiếp ngoài trời, ban đầu bạn có thể quyết định gieo 2 đến 3 hạt ở mỗi điểm. Tuy nhiên, bạn sẽ cần tỉa bớt cây, chỉ để lại cây khỏe nhất tại mỗi điểm.
aid3248471-v4-728px-Grow-Peanuts-Step-10.jpg.webp

6. Tưới ẩm cho đất. Dùng vòi hoặc bình tưới nhẹ nhàng để làm ẩm đất để khi chạm vào bề mặt sẽ có cảm giác ẩm.

• Tuy nhiên, lưu ý không được để đất bị ướt. Nếu các vũng nước hình thành trên bề mặt đất, có thể bạn đã tưới quá nhiều nước.

Phần 3: Chăm sóc Hàng ngày
aid3248471-v4-728px-Grow-Peanuts-Step-11.jpg.webp

1. Xới đất sau khi trồng vài tuần. Khi cây của bạn đạt chiều cao 15 cm, bạn nên xới nhẹ và cẩn thận xung quanh gốc của mỗi cây để làm tơi đất.

• Cây sẽ phát triển thành nhiều nhánh khi nó lớn lên, và mỗi nhánh sẽ ra hoa. Hoa sẽ héo và rũ xuống, nhưng bạn không nên hái chúng.

• Những cuống hoa hướng xuống này được gọi là "tia". Hạt đậu phộng của bạn sẽ mọc ra từ những tia này và chúng cần phải tìm đường đi xuống đất để những cây đậu phộng đó phát triển.

• Bằng cách làm cho đất tơi xốp hơn, những tia này sẽ dễ dàng cắm vào đất hơn.
aid3248471-v4-728px-Grow-Peanuts-Step-12.jpg

2. Vun đất xung quanh gốc cây. Sau khi các tia đã tìm thấy đường đi vào đất và bản thân cây cao khoảng 30 cm, bạn nên nhẹ nhàng vun đất thành những ngọn đồi nhỏ xung quanh gốc cây.

• Làm như vậy sẽ cung cấp thêm độ ấm và bảo vệ cho các hạt đậu phộng mọc ở các đầu tia.
aid3248471-v4-728px-Grow-Peanuts-Step-13.jpg.webp

3. Che phủ một lớp phủ mỏng. Trải 5 cm rơm rạ hoặc cỏ cắt lên gốc cây sau khi vun gốc.

• Lớp phủ góp phần ngăn cỏ dại mọc lên.

• Ngoài ra, nó cũng giữ cho đất ấm, ẩm và mềm.

• Tuy nhiên, không sử dụng lớp phủ từ vật liệu nặng như gỗ vụn. Các tia bổ sung có thể cần phải xuyên qua đất và chúng sẽ không thể làm như vậy nếu có lớp phủ dày cản đường.
aid3248471-v4-728px-Grow-Peanuts-Step-14.jpg.webp

4. Tưới nước thường xuyên. Sử dụng bình tưới hoặc vòi tưới với chế độ phun nhẹ nhàng để cung cấp cho cây 2,5 cm nước mỗi tuần.

• Tốt nhất, mỗi lần nên cho đậu phộng một ít nước. Chúng phát triển tốt nhất khi đất hơi khô trên bề mặt nhưng ẩm khoảng 2,5 cm trở xuống. Điều này có thể được xác định bằng cách cắm đầu ngón tay của bạn vào đất và để ý xem bạn có thể cắm ngón tay vào đất sâu bao nhiêu trước khi cảm thấy hơi ẩm.
aid3248471-v4-728px-Grow-Peanuts-Step-15.jpg.webp

5. Tránh phân bón có hàm lượng nitơ cao. Thường bạn không cần bón phân khi bắt đầu trồng đậu phộng, nhưng nếu bạn chọn sử dụng phân bón, hãy đảm bảo rằng nó không chứa một lượng lớn nitơ.

• Đậu phộng tự cung cấp nitơ. Nhiều nitơ sẽ khiến cây phát triển thân lá rất rậm rạp nhưng năng suất lại thấp.

• Khi cây bắt đầu ra hoa, bạn có thể bắt đầu bón thêm chúng phân bón giàu canxi. Làm như vậy có thể giúp tối đa hóa sự hình thành hạt.
aid3248471-v4-728px-Grow-Peanuts-Step-16.jpg.webp

6. Bảo vệ cây trồng của bạn bằng hàng rào lưới. Mối đe dọa lớn nhất đối với cây đậu phộng của bạn là sóc, sóc chuột và các sinh vật nhỏ khác đang tìm kiếm một bữa ăn miễn phí. Đặt hàng rào lưới xung quanh vườn của bạn là một cách đơn giản và chắc chắn để ngăn những vị khách không mời này.

• Chôn hàng rào xuống dưới mặt đất từ 5 đến 7 cm để bảo vệ đậu phộng khi chúng phát triển hạt bên dưới mặt đất. Nhiều con chuột và sóc sẽ cố gắng đào cây lên sau khi hạt bắt đầu hình thành, và nếu lưới không được chôn sâu dưới mặt đất, chúng có thể thành công.
aid3248471-v4-728px-Grow-Peanuts-Step-17.jpg.webp

7. Chỉ sử dụng thuốc diệt côn trùng khi cần thiết. Cây đậu phộng thường không phải là nạn nhân của nhiều loại côn trùng. Tuy nhiên, một số loài côn trùng đôi khi tự gây một chút phiền toái như giun chỉ, bọ dưa và rệp. Những loài côn trùng này là loài ăn thực vật.

• Phun thuốc trừ sâu gốc pyrethrin lên lá có thể ngăn chặn được chúng.

• Nếu bạn muốn sử dụng phương pháp hữu cơ, hãy rắc bột ớt đỏ lên lá.

Phần 4: Thu hoạch và Lưu trữ

aid3248471-v4-728px-Grow-Peanuts-Step-18.jpg.webp

1. Đào toàn bộ cây bằng một cái chĩa. Bạn nên thu hoạch đậu phộng trước khi đợt sương giá đầu tiên xảy ra, vì đậu phộng ở giai đoạn này vẫn còn nhạy cảm với sương giá.

• Cây sẽ chuyển sang màu vàng và bắt đầu héo khi chuẩn bị thu hoạch.

• Nhẹ nhàng đào toàn bộ cây bằng chĩa làm vườn của bạn, nhấc nó lên từ bên dưới rễ. Rũ bỏ phần đất bám vào rễ.

• Một cây khỏe mạnh thường sẽ cho khoảng 30 đến 50 hạt đậu phộng/cây.​

aid3248471-v4-728px-Grow-Peanuts-Step-19.jpg.webp

2. Làm khô cây. Treo cây trong nhà ở nơi khô ráo khoảng một tháng.

• Trong một đến hai tuần đầu tiên, hãy để đậu phộng còn nguyên trên cây ở nơi khô ráo, ấm áp.

• Trong hai tuần còn lại hoặc lâu hơn, hãy tách các hạt ra khỏi cây và để chúng ở nơi khô ráo và ấm áp.
aid3248471-v4-728px-Grow-Peanuts-Step-20.jpg.webp
.​

3. Rang hoặc bảo quản đậu theo cách bạn mong muốn. Bạn có thể thưởng thức đậu phộng sống hoặc rang, hoặc bạn có thể để dành chúng cho việc khác.

• Để rang đậu phộng, hãy nướng chúng trong lò nướng ở nhiệt độ 177 độ C trong 20 phút.

• Để bảo quản đậu phộng, hãy để nguyên vỏ và cho vào hộp kín để trong tủ lạnh có thể dùng được đến 6 tháng.

• Nếu bạn không thể bảo quản đậu phộng trong tủ lạnh, đậu phộng có thể giữ được tốt trong 3 tháng trong điều kiện bảo quản khô và tối.

• Đậu phộng đông lạnh cũng có thể giữ được trong một năm hoặc lâu hơn.

Nguồn: How to Grow Peanuts

  • Article
Cách trồng cà rốt trong chậu

david-holifield-y806NLNDVtY-unsplash.jpg

Bạn có thể trồng cà rốt trong chậu nếu không gian vườn hạn chế. Nhiều giống cà rốt củ dài không phát triển đạt chuẩn ở trong thùng chứa, tuy vậy hầu hết các loại cà rốt củ nhỏ đều phát triển mạnh trong chậu. Bạn chỉ cần có chậu chứa đủ sâu để phần củ được phát triển tốt trong đất và đất cần được giữ ẩm để cây phát triển tối đa.

Phần 1: Chuẩn bị chậu trồng​

1. Chọn giống cà rốt củ ngắn​

Các giống cà rốt củ nhỏ thường thích nghi với sự phát triển trong chậu tốt hơn các loại củ dài. Bạn cũng nên chọn những giống ngắn ngày.

aid2200337-v4-728px-Grow-Carrots-in-Pots-Step-1-Version-3.jpg.webp

2. Chọn chậu trồng sâu ít nhất 30 cm​

Chậu càng sâu càng tốt. Củ cà rốt phát triển dưới lòng đất nên chúng cần nhiều không gian để phát triển. Chậu càng rộng thì càng trồng được nhiều cà rốt hơn.
  • Chậu trồng cũng cần có đủ lỗ thoát nước để tránh lượng nước dư thừa làm thối củ.
  • Chất liệu & kiểu dáng của chậu trồng không quan trọng, miễn là nó có đủ độ sâu. Chậu bằng đất sét, nhựa hay bằng đá đều được, hình tròn hay hình chữ nhật cũng được.
  • Nếu chậu của bạn không có lỗ thoát nước, bạn có thể tự khoan.
aid2200337-v4-728px-Grow-Carrots-in-Pots-Step-2-Version-3.jpg.webp

3. Làm sạch chậu trồng bằng xà phòng và nước​

Nếu bạn dùng lại chậu trồng đã sử dụng trước đó, hãy cọ rửa bên trong chậu thật kỹ trước khi trồng cà rốt vào. Vi khuẩn và trứng côn trùng siêu nhỏ thường ẩn náu bên trong các chậu đã qua sử dụng và có thể gây ảnh hưởng đến sản lượng củ cà rốt nếu bị chúng lây nhiễm.

aid2200337-v4-728px-Grow-Carrots-in-Pots-Step-3-Version-3.jpg.webp

4. Chọn đất trồng loại tơi xốp, thoát nước tốt​

Nếu bạn tìm mua đất trồng, hãy chọn loại đất dành cho trồng rau củ trong chậu. Nếu bạn tự làm đất, hãy trộn thêm khoảng 30% -50% than bùn vào trong đất. Ngoài ra, bạn có thể trộn thêm cát làm vườn vào hỗn hợp, nó có thể chiếm 30% đất.
  • Bạn cũng có thể trộn đất đỏ, phân ủ hoai mục và cát với tỉ lệ bằng nhau để trồng cà rốt.
  • Hoặc trộn hổn hợp xơ dừa với một lượng nhỏ đá trân châu, thêm một ít đất để trồng cà rốt.
aid2200337-v4-728px-Grow-Carrots-in-Pots-Step-4-Version-3.jpg.webp

5. Đổ đầy đất vào chậu trồng​

Đổ đầy đất vào chậu trồng, chừa lại khoảng 2,5 cm cách miệng chậu. Bạn có thể bón thêm phân tan chậm vào đất, nhưng hãy chọn loại ít nitơ, chẳng hạn như hỗn hợp 5-10-10, vì nitơ sẽ thúc đẩy sự phát triển của lá thay vì củ cà rốt.

aid2200337-v4-728px-Grow-Carrots-in-Pots-Step-5-Version-3.jpg.webp

Phần 2: Trồng từ hạt​

1. Nhiệt độ trồng phù hợp​

Cà rốt ưa thời tiết mát mẻ, nhưng không quá lạnh giá. Nhiệt độ phù hợp để trồng cà rốt vào khoảng 13 ° C hoặc ấm hơn một chút.
  • Tuy nhiên, cà rốt không sinh trưởng tốt ở nhiệt độ trên 29 ° C.
aid2200337-v4-728px-Grow-Carrots-in-Pots-Step-6-Version-3.jpg.webp

2. Gieo vào lỗ sâu khoảng 1,25 cm​

Bạn hãy gieo hạt 2-3 hạt cà rốt vào mỗi lỗ sâu khoảng 1,25 cm. Các lỗ cách nhau khoảng 1,3 đến 2,5 cm. Bạn có thể trồng chúng cách xa hơn nếu muốn.
  • Hạt cà rốt rất nhỏ và khó trồng. Nếu bạn gieo vài hạt vào cùng một lỗ cũng không sao. Bạn có thể tỉa thưa cây sau khi chúng nảy mầm.
aid2200337-v4-728px-Grow-Carrots-in-Pots-Step-7-Version-3.jpg.webp

3. Lấp đất vào lỗ trồng​

Sau khi gieo hạt, bạn hãy nhẹ nhàng lấp đất vào lỗ, chỉ cần vỗ nhẹ lớp đất mặt nhưng không nén đất xuống quá chặt vì có thể làm vỡ hạt giống.

aid2200337-v4-728px-Grow-Carrots-in-Pots-Step-8-Version-3.jpg.webp

4. Tưới đẫm nước​

Bạn hãy tưới đẫm nước cho chậu trồng thật ướt, nhưng không đọng vũng. Khi chạm vào đất, bạn sẽ cảm nhận được độ ướt hơn là chỉ âm ẩm. Hạt giống cần đủ nước để bắt đầu quá trình nảy mầm.
  • Dùng bình xịt nhẹ nhàng để không làm hạt bị xáo trộn.
aid2200337-v4-728px-Grow-Carrots-in-Pots-Step-9-Version-3.jpg.webp

5. Đặt chậu trồng dưới ánh nắng mặt trời đầy đủ​

Hầu hết các giống cà rốt đều thích nhiều nắng, có nghĩa là chúng ưa nắng cả ngày. Bạn hãy chọn một vị trí trong sân nhà, nơi không bị che bóng râm vào ban ngày, để cà rốt nhận được đủ ánh sáng cho sinh trưởng phát triển tốt.
  • Hãy đọc kỹ thông tin về hạt giống của bạn trước khi trồng, vì một số loại cà rốt ưa thích các điều kiện phát triển khác nhau. Ví dụ, vài giống có thể chuộng nắng một phần hoặc bán râm.
aid2200337-v4-728px-Grow-Carrots-in-Pots-Step-10-Version-3.jpg.webp

Phần 3: Chăm sóc và thu hoạch cà rốt​

1. Tưới nước hàng ngày khi thời tiết ấm áp​

Khi thời tiết ấm áp, cà rốt cần được tưới nước hàng ngày, thậm chí có thể cần phải tưới cho chúng hai lần một ngày khi thời tiết nắng nóng. Không để đất khô trong thời gian dài.
  • Ấn ngón tay của bạn vào đất để xem nó có ẩm không. Nếu không, bạn cần phải tưới nước.
aid2200337-v4-728px-Grow-Carrots-in-Pots-Step-11-Version-3.jpg.webp

2. Bón thúc một lần một tuần để cây sinh trưởng​

Hãy dùng loại phân bón 5-10-10, có ít nitơ hơn. Điều đó sẽ kích khích củ cà rốt phát triển thay vì lá. Tuy nhiên, bạn cũng không nhất thiết phải bón phân cho cà rốt.

aid2200337-v4-728px-Grow-Carrots-in-Pots-Step-12-Version-3.jpg.webp

3. Tỉa thưa các cây cà rốt con khi chúng nảy mầm đến 2,5 cm​

Khi hạt giống cà rốt nảy mầm thành cây con, bạn hãy dùng kéo cắt bỏ những cây dư thừa. Các cây trồng nên cách nhau từ 5,1 đến 7,6 cm để có không gian sinh trưởng phát triển.
  • Không nhổ những cây con dư thừa mà hãy dùng kéo cắt, vì bạn có thể làm hỏng những cây khác khi nhổ chúng lên.


aid2200337-v4-728px-Grow-Carrots-in-Pots-Step-13-Version-3.jpg.webp

4. Bồi thêm đất khi cây phát triển​

Trong quá trình phát triển, nếu cây cà rốt bị nghiêng ngả, bạn hãy nhẹ nhàng nắn chúng thẳng lại và đắp thêm đất để giữ chúng cố định. Tương tự, nếu bạn thấy củ cà rốt bắt đầu lấp ló trên mặt đất, hãy phủ thêm đất lên trên.
  • Khi cà rốt nhú ra khỏi đất, chúng sẽ chuyển sang màu xanh ở phần cuống trên cùng. Điều này không có hại gì, chỉ là trông chúng không đẹp.
aid2200337-v4-728px-Grow-Carrots-in-Pots-Step-14-Version-3.jpg.webp

5. Xịt thuốc chống nấm cho cà rốt nếu bạn phát hiện có nấm mốc trắng​

Cà rốt trồng trong chậu sẽ không dễ bị sâu bệnh tấn công, nhưng thỉnh thoảng chúng vẫn có thể bị nhiễm nấm. Nếu bạn sẽ quan sát thấy một chất bột màu trắng trên lá, bạn có thể mua thuốc xịt chống nấm hoặc tự pha chế dung dịch này.
  • Tự làm dung dịch phun xịt chống nấm mốc bằng cách cho một thìa canh (14 gam) muối nở vào 1 gallon (3,8 L) nước với một giọt nước rửa bát. Lắc đều và dùng bình xịt phun lên cây mỗi tuần một lần.
aid2200337-v4-728px-Grow-Carrots-in-Pots-Step-15-Version-3.jpg.webp

6. Thu hoạch củ cà rốt khi chúng đậm màu​

Tùy thuộc vào giống, củ cà rốt có thể có màu vàng, đỏ, cam hoặc tím. Nói chung, chúng sẽ mất từ 2 đến 2 tháng rưỡi để trưởng thành hoàn toàn và đạt màu sắc chuẩn. Bạn hãy nắm lấy phần lá xanh gần phần củ rồi nhẹ nhàng nhổ chúng lên.

aid2200337-v4-728px-Grow-Carrots-in-Pots-Step-16-Version-3.jpg.webp

Biên dịch: Thích Làm Vườn
Nguồn: wikiHow (www.wikihow.com/Grow-Carrots-in-Pots)

  • Article
Cách trồng cải cầu vồng

markus-spiske-Yy-dHQP-Ax0-unsplash.jpg

Cải cầu vồng cùng họ với củ dền nhưng là loại rau ăn lá, còn được gọi là cải Thụy Sĩ, là một trong những loại rau đa năng và rất bổ dưỡng. Nó giàu các chất vitamin A và C, cũng như chất chống oxy hóa, có thể được ăn sống hoặc nấu chín. Một luống cải cầu vồng sẽ làm bừng sáng khu vườn của bạn với những chiếc lá đầy màu sắc tươi mới. Tin tốt lành là chúng rất dễ trồng miễn là bạn chuẩn bị đất phù hợp và gieo hạt giống hoặc cây con đúng cách.

Phần 1: Chọn giống để trồng​

1. Chọn loại cải cầu vồng​

Có ba loại cải cầu vồng chính: thân trắng, thân màu và cải bẹ vị bó xôi. Loại cải thân trắng thường cho năng suất cao nhất, nhưng loại cải nhiều màu lại là lựa chọn hấp dẫn nhất. Loại còn lại có mùi vị giống rau bó xôi.
  • Loại cải thân trắng thường chịu được nhiệt độ nóng và lạnh tốt hơn các loại khác.
  • Loại cải thân màu có các màu đỏ, hồng, vàng và cam và thường mọc khá cao. Bạn có thể tìm thấy một số hạt hoặc cây giống chỉ có một dạng duy nhất, tuy nhiên một số khác có thể cho ra nhiều màu sắc khác nhau. Loại cải màu thường ít chịu lạnh, vì vậy chúng sinh trưởng tốt nhất trong điều kiện khí hậu ấm áp hoặc ôn hòa.
  • Loại cải bẹ vị bó xôi cung cấp các lá có hương vị nhẹ nhàng, và mùa vụ sinh trưởng kéo dài hơn. Chúng chịu nhiệt khá tốt, vì vậy loại này là một lựa chọn phù hợp đối với những vùng khí hậu ấm hơn.
aid1443369-v4-728px-Grow-Chard-Step-1-Version-2.jpg.webp

2. Trồng từ hạt hoặc cây giống​

Bạn có thể bắt đầu trồng cải cầu vồng từ hạt hoặc cây giống mà bạn có thể mua từ vườn ươm địa phương. Lợi ích của việc trồng từ cây giống là bạn không phải chờ đợi lâu để cây phát triển, vì vậy bạn có thể thưởng thức thành quả của mình nhanh chóng hơn. Trồng từ cây con cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, gieo trồng cải cầu vồng từ hạt cũng có lợi ích là sẽ ít tốn kém, và bạn sẽ có nhiều lựa chọn các loại giống đa dạng hơn.

aid1443369-v4-728px-Grow-Chard-Step-2-Version-2.jpg.webp

3. Phối trộn hạt giống​

Nếu bạn gieo từ hạt giống, bạn có thể tìm những gói hạt chứa hỗn hợp nhiều màu. Tuy nhiên, bạn có thể tùy chỉnh luống cải cầu vồng của mình bằng cách tự phối trộn các màu sắc khác nhau để có được sự kết hợp chính xác theo ý mà bạn muốn. Bạn có thể mua các gói hạt giống riêng có từng màu sắc khác nhau, chẳng hạn như hồng và cam, rồi trộn chúng với nhau trước khi gieo.
  • Bạn cũng có thể kết hợp các giống thân trắng với các loại thân màu để tạo nên sự tương phản nổi bật cho khu vườn.
aid1443369-v4-728px-Grow-Chard-Step-3-Version-2.jpg.webp

Phần 2: Gieo trồng​

1. Thời điểm gieo trồng​

Bạn có thể trồng cải cầu vồng vào mùa xuân hoặc mùa thu tùy thích. Cải cầu vồng cần thời gian khoảng 65-70 ngày để sinh trưởng phát triển.

aid1443369-v4-728px-Grow-Chard-Step-4-Version-2.jpg.webp

2. Chọn vị trí trồng​

Khi chọn vị trí trồng cải cầu vồng, điều quan trọng là phải xem lượng ánh sáng mặt trời mà cây sẽ nhận được. Vào đầu mùa xuân hoặc mùa thu, khi thời tiết có xu hướng mát mẻ, cải cầu vồng ưa được trồng dưới ánh nắng mặt trời đầy đủ. Vào mùa hè, khi thời tiết nóng hơn, bạn có thể đặt chúng ở nơi có ánh nắng vừa. Tuy nhiên, cải cầu vồng là loại cây chịu nhiệt khá tốt, vì vậy chúng vẫn có thể phát triển ổn trong khu vườn đầy nắng.
  • Cải cầu vồng vẫn có thể sinh trưởng tốt trong chậu, vì vậy nếu bạn không có vị trí thích hợp để gieo nó xuống đất, thì có thể nghỉ đến việc trồng trong chậu.
aid1443369-v4-728px-Grow-Chard-Step-5-Version-2.jpg.webp

3. Chuẩn bị đất​

Để cải cầu vồng phát triển tốt, bạn cần chuẩn bị đất phù hợp. Vài tuần trước khi gieo trồng, bạn hãy đào xới đất để loại bỏ những cục đá lớn bên dưới và làm sạch cỏ dại. Bón lót một ít phân trộn và phân hữu cơ, theo tỷ lệ như hướng dẫn ghi trên bao bì. Để hỗn hợp từ hai đến ba tuần cho đất có thời gian nhận đủ độ ẩm và không khí.
  • Cải cầu vồng phát triển tốt nhất trong đất hơi chua, có độ pH từ 6,0 đến 6,8. Bạn có thể mua bộ kiểm tra độ pH cho đất để kiểm tra cho khu vườn.
aid1443369-v4-728px-Grow-Chard-Step-6-Version-2.jpg.webp

4. Mật độ cây trồng phù hợp​

Giữ khoảng cách trồng hợp lý giữa các cây cải cầu vồng để có sản lượng thu hoạch hiệu quả tốt nhất. Khi gieo hạt giống, bạn hãy gieo chúng thành hàng, mỗi hạt cách nhau từ 7,5 đến 15 cm. Nếu bạn trồng từ cây giống, hãy đặt chúng thành hàng, mỗi cây cách nhau khoảng 30 cm.
  • Các hàng trồng cách nhau ít nhất từ 30 đến 45 cm.
  • Nếu trồng từ hạt giống, bạn có thể cần phải cắt tỉa khi chúng phát triển để có khoảng cách phù hợp.
aid1443369-v4-728px-Grow-Chard-Step-7-Version-2.jpg.webp

5. Độ sâu gieo trồng phù hợp​

Khi bạn đã sẵn sàng để trồng cây cải cầu vồng xuống đất, điều quan trọng là phải gieo trồng nó ở độ sâu thích hợp. Đối với hạt giống, hãy gieo chúng sâu khoảng 1 - 2 cm. Với cây giống, chôn bầu rễ cây xuống đất, lấp rễ sao cho bằng với lớp đất mặt.

aid1443369-v4-728px-Grow-Chard-Step-8-Version-2.jpg.webp

6. Tưới nước thường xuyên​

Cải cầu vồng cần được cung cấp nước đầy đủ và thường xuyên để sinh trưởng phát triển tốt.
  • Cải cầu vồng nhận đủ nước sẽ không bị đắng
  • Thêm lớp phủ hữu cơ như vỏ cây lá, rơm rạ, phân ủ xung quanh gốc cây để giữ ẩm, giúp cho cây phát triển tốt.
aid1443369-v4-728px-Grow-Chard-Step-9.jpg.webp

Phần 3: Thu hoạch cải cầu vồng​

1. Thu hoạch cải cầu vồng khi chúng đạt đủ kích thước​

Rất dễ nhận biết thời điểm nên thu hoạch cải cầu vồng là khi lá của chúng đủ lớn để dùng. Khi trưởng thành, cây sẽ cao khoảng 15 đến 20 cm, tuy vậy một số loại cải cầu vồng màu sắc có thể phát triển cao hơn. Bạn hãy dùng dao sắc để thu hoạch các lá bên ngoài cùng, cắt từ cuống cách mặt đất ít nhất 3 - 4 cm.
  • Nếu bạn cẩn thận thu hoạch cải cầu vồng, các lá non bên trong sẽ tiếp tục phát triển thay cho các lá bên ngoài mà bạn đã cắt đi, nghĩa là bạn vẫn còn có thể tiếp thục thu hoạch thêm nữa.
  • Nếu bạn muốn thu hoạch hết các lá cùng một lúc, bạn có thể chừa lại phần gốc khoảng 7- 8 cm, các lá mới sẽ tiếp tục mọc lại.
aid1443369-v4-728px-Grow-Chard-Step-10.jpg.webp

2. Rửa sạch​

Ngay sau khi thu hoạch cải cầu vồng, bạn hãy rửa chúng qua nước lạnh. Nước giúp lá tươi và loại bỏ bụi bẩn, côn trùng hoặc các mảnh vụn khác trên bề mặt. Hãy dành một chút thời gian để kiểm tra cải sau khi rửa để đảm bảo rằng lá đã sạch hoàn toàn vì côn trùng có thể bám vào mặt dưới của lá.
  • Sau khi rửa sạch cải, đặt chúng lên một chiếc khăn khô để thấm cho ráo nước.
aid1443369-v4-728px-Grow-Chard-Step-11.jpg.webp

3. Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh​

Nơi tốt nhất để bảo quản cải cầu vồng là trong ngăn mát tủ lạnh, nơi chúng có thể để được lâu trong hai tuần, nhưng cần phải đảm bảo rằng lá cải đã khô hoàn toàn và được đặt vào trong một túi nhựa thông thoáng. Nếu có thể, hãy đặt chúng ở hộc được thiết kế riêng cho rau củ trong ngăn mát tủ lạnh.

aid1443369-v4-728px-Grow-Chard-Step-12.jpg.webp

Biên dịch: Thích Làm Vườn
Nguồn: wikiHow (How to Grow Chard)

  • Article
Cách trồng quả mâm xôi (phúc bồn tử)

stan-slade-BM27BzBrhVM-unsplash.jpg

Có thể nói "mùa hè" giống như hương vị của quả mâm xôi ngon ngọt. Quả mâm xôi tương đối dễ trồng ở cả khí hậu mát mẻ và ấm áp miễn là chúng nhận được đầy đủ ánh sáng mặt trời để phát triển mạnh. Quả mâm xôi có các loại màu đỏ, vàng và đen, chúng chín vào các thời điểm khác nhau trong năm, thường là giữa cuối mùa hè và mùa thu. Bạn chỉ cần chọn giống phù hợp, tạo điều kiện thích hợp để cây phát triển, trồng cây, sau đó chăm sóc và thu hoạch quả.

Phần 1: Chọn giống quả mâm xôi​

1. Tìm hiểu sự khác biệt giữa các loại quả mâm xôi​

Quả mâm xôi có ba màu khác nhau: đỏ, vàng và đen. Một số chủng loại màu đen có màu đen tía hơn. Mỗi màu có độ cứng và hương vị chung, riêng khác nhau.
  • Hầu như bạn sẽ thấy rằng quả mâm xôi đỏ và vàng là những màu sắc ngọt ngào nhất, đặc biệt là so với những quả mâm xôi đen, có hương vị đậm đà hơn.
  • Quả mâm xôi đỏ phù hợp cho những người mới bắt đầu trồng. Nói chung, đây có thể được coi là màu hấp dẫn nhất trong ba màu.
  • Mâm xôi đen là loại khó chăm sóc nhất trong ba màu. Mâm xôi đen dễ bị nhiễm bệnh và nhạy cảm với môi trường thay đổi.


aid1098892-v4-728px-Grow-Raspberries-Step-1-Version-2.jpg.webp

2. Tìm hiểu về hai giống chính​

Quả mâm xôi có cả loại giống có thể cho ra quả vào mùa hè hoặc ra quả vào mùa khác. Giống vụ hè chỉ kết trái một vụ vào mùa hè. Còn giống quanh năm cho sản lượng thu hoạch vào mùa hè và thêm một vụ khác vào mùa thu.

Giống vụ hè phổ biến:​

  • Latham (quả tròn, màu đỏ sẫm)
  • Meeker (màu đỏ đậm, cực ngọt, hàm lượng đường cao)
  • Willamette (quả chắc và hơi chua)
  • Brandywine (quả lớn, màu đen tía)
  • Black Hawk (màu đen đậm, mọng nước)

Giống quanh năm phổ biến:​

  • Amity (kích thước quả vừa phải, màu đỏ sẫm, quả chắc và thơm)
  • Fall Gold (quả màu vàng vàng, rất ngọt ngào)
  • Tháng 9 (chua, ngon ngọt, với quả cỡ trung bình)
  • Di sản (hương vị đậm đà, quả chắc, quả to)
aid1098892-v4-728px-Grow-Raspberries-Step-2-Version-2.jpg.webp

3. Trồng nhiều chủng loại để có sản lượng thu hoạch liên tục​

Trồng những giống mâm xôi cho ra quả vào những tháng mùa hè và cả mùa thu. Bằng cách đó, bạn có thể thu hoạch liên tục và có quả mâm xôi tươi trong suốt mùa vụ.

aid1098892-v4-728px-Grow-Raspberries-Step-3-Version-2.jpg.webp

Phần 2: Tạo điều kiện trồng phù hợp​

1. Chọn khu vực trồng có đủ ánh sáng mặt trời​

Theo thuật ngữ làm vườn "đủ ánh sáng mặt trời" có nghĩa là ít nhất 6 giờ nắng, nhưng trong một số trường hợp, cây cần đến 8 hoặc thậm chí 10 giờ ánh nắng mặt trời để phát triển. Đối với cây mâm xôi, bạn hãy đặt chúng dưới ánh nắng trực tiếp càng nhiều càng tốt.
  • Nắng ấm sẽ tạo chất lượng cho quả mâm xôi, làm cho nó ngon hơn và có hương vị đậm đà hơn. Trái cây thiếu ánh sáng có thể bị còi cọc và teo tóp.
  • Bạn có thể phải di chuyển đi các vật dụng trong sân vườn, hoặc tỉa bớt những cây hoặc bụi rậm nếu chúng cản nắng tới cây mâm xôi.
aid1098892-v4-728px-Grow-Raspberries-Step-5-Version-2.jpg.webp

2. Tránh những khu vực có gió​

Cây mâm xôi rất dễ bị gió làm thiệt hại. Bạn nên trồng cây gần hàng rào hoặc bên cạnh các vật thể chắn gió.
  • Hổ trợ chống đỡ cho cây mâm xôi bằng cách lập giàn leo chữ T hoặc giàn chữ V. Mỗi hàng nên cách nhau 1 m và cao khoảng 1 m để tạo không gian cho quả phát triển.
aid1098892-v4-728px-Grow-Raspberries-Step-6-Version-2.jpg.webp

3. Lên kế hoạch cho không gian trồng phù hợp​

Nếu bạn trồng cây mâm xôi thành hàng, các giống màu đỏ và màu vàng nên trồng cách nhau một khoảng 0,6 m. Đối với các giống màu đen và tím, trồng chúng cách các cây cùng hàng khác 0,9 m. Khoảng cách giữa các hàng là 0.6 m.
  • Trồng cây mâm xôi với không gian thích hợp sẽ giúp chúng nhận được nhiều ánh sáng mặt trời nhất có thể, điều này sẽ thúc đẩy cây cho ra sản lượng tốt.
aid1098892-v4-728px-Grow-Raspberries-Step-7-Version-2.jpg.webp

4. Đất trồng phải thoát nước tốt và không bị nhiễm bệnh​

Loại đất thịt pha cát giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt sẽ tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho cây mâm xôi. Sử dụng đất sạch và trộn với phân ủ sẽ giúp cải thiện chất lượng đất. Tránh trồng cây mâm xôi ở những nơi đất trũng, nơi có thể bị đọng nước sau trận mưa lớn. Cây bị đọng nước sẽ dễ bị nấm mốc, thối rễ và bị nhiễm các loại bệnh khác.
  • Mặc dù cây mâm xôi sống kém trong môi trường nước đọng hoặc khi bị tưới quá nhiều, nhưng vẫn cần đảm bảo rằng nước luôn có sẵn để cung cấp đủ nước, đặc biệt quan trọng trong mùa khô hạn.
  • Tránh trồng cây mâm xôi trên đất trước đây đã từng trồng các loại quả mọng, cà chua, khoai tây, ớt, cà tím hoặc hoa hồng, vì những nơi đất này có thể bị nhiễm bệnh.
aid1098892-v4-728px-Grow-Raspberries-Step-8-Version-2.jpg.webp

5. Kiểm tra độ pH của đất​

Hầu hết các loại quả mọng phát triển tốt nhất ở đất hơi chua, và quả mâm xôi sinh trưởng mạnh với đất có độ pH từ 5,6 đến 6,2. Bạn có thể mua bộ dụng cụ kiểm tra độ pH cho đất, hoặc cũng có thể kiểm tra bằng các phương pháp khác.
  • Bạn có thể dễ dàng hạ thấp độ pH của đất bằng cách trộn vào lưu huỳnh dạng hạt. Vật liệu này có sẵn ở hầu hết các cửa hàng vật liệu làm vườn.
aid1098892-v4-728px-Grow-Raspberries-Step-9-Version-2.jpg.webp

Phần 3: Trồng cây mâm xôi​

1. Trồng cây từ hạt​

Hạt giống nên được gieo trồng theo hướng dẫn ghi trên bao bì, gieo trong chậu nhựa chứa than bùn với đất sạch ít dinh dưỡng, gieo vào khoảng giữa mùa đông. Gieo các hạt cách nhau 2,5 cm rồi dùng ngón tay đẩy chúng xuống đất sâu khoảng 2,5 cm. Phủ một lớp đất / cát mỏng lên hạt và bảo quản ở nơi râm mát trong nhà.
  • Dùng bình xịt phun tưới nhẹ để giữ ẩm cho hạt. Đặt chậu ươm hạt giống ra ngoài ánh sáng mặt trời một phần khi nhiệt độ xuống 15,6ºC.
  • Cấy cây con ra vườn khi nó cao được khoảng 2,5 cm và có lá phát triển.
aid1098892-v4-728px-Grow-Raspberries-Step-10-Version-2.jpg.webp

2. Mua cây mâm xôi đã phát triển​

Cây mâm xôi đã phát triển nên được ít nhất một năm tuổi. Dạng này có hai loại cơ bản: cây có rễ trần trong chậu nhựa chứa than bùn và cây nuôi cấy mô.

aid1098892-v4-728px-Grow-Raspberries-Step-11-Version-2.jpg.webp

3. Trồng cây mâm xôi vào đầu mùa xuân​

Đầu mùa xuân là thời điểm tốt nhất để gieo trồng cả cây con và cây đã phát triển. Trồng vào thời điểm này sẽ có một khoảng thời gian lý tưởng để cây mâm xôi trưởng thành. Cây phát triển sẽ kết trái vào cuối mùa hè. Đối với loại giống quanh năm, quả sẽ kết trái thêm vào mùa thu.

aid1098892-v4-728px-Grow-Raspberries-Step-12-Version-2.jpg.webp

4. Nới lỏng rễ và lấy cây ra khỏi chậu​

Dùng cổ tay vỗ nhẹ vào bầu ươm sẽ giúp làm lỏng bộ rễ, nhẹ nhàng kéo cây ra ngoài, cây sẽ được lấy ra một cách dễ dàng.

aid1098892-v4-728px-Grow-Raspberries-Step-13-Version-2.jpg.webp

5. Giữ khoảng cách giữa các cây mâm xôi​

Trong mỗi hàng, hãy tách các cây mâm xôi đỏ và vàng cách nhau 0,6 m. Đối với cây mâm xôi đen sẽ cần giữ khoảng cách ít nhất 0,9 m giữa mỗi cây liên tiếp. Khoảng cách giữa các hàng là 0,6 m.
  • Những cây mới trồng hoặc mới nảy mầm sẽ cần thời gian khoảng một năm để phát triển trước khi chúng bắt đầu đơm hoa và kết trái.
aid1098892-v4-728px-Grow-Raspberries-Step-14-Version-2.jpg.webp

6. Đào một lỗ nhỏ cho mỗi cây và cắm cây xuống đất​

Đào một lỗ vừa đủ sâu để đặt vừa bộ rễ vào, sau đó phủ đất lên trên để che toàn bộ phần rễ nhưng tránh không lấp đến các tán lá của nó.

aid1098892-v4-728px-Grow-Raspberries-Step-15-Version-2.jpg.webp

7. Thêm lớp vật liệu phủ để giữ ẩm cho đất và ngăn ngừa cỏ dại​

Bạn có thể bồi thêm lớp phủ tối đa 10 cm, nhưng đừng phủ quá dày vì sẽ làm cây mâm xôi khó phát triển trong mớ lớp phủ. Vật liệu phủ có thể mua được ở hầu hết các cửa hàng vật tư làm vườn.
  • Bạn có thể sử dụng các loại vật liệu phủ thay thế phổ biến khác như là cỏ khô, lá hoặc vỏ cây.
aid1098892-v4-728px-Grow-Raspberries-Step-16-Version-2.jpg.webp

8. Tưới đẫm nước sau khi trồng​

Sau khi trồng cây xuống đất, bạn cần tưới đẫm nước quanh khu vực trồng. Một cách khác, bạn có thể ngâm rễ cây mâm xôi trong nước một hoặc hai giờ trước khi trồng. Thêm ½ muỗng cà phê (2,5 ml) chất kích thích tăng trưởng vitamin B1 vào mỗi lít nước mà rễ đang ngâm để có kết quả tốt hơn khi trồng.
  • Bạn nên tưới đẫm nước sau khi trồng sẽ giúp cây phục hồi sau khi bị tác động.
aid1098892-v4-728px-Grow-Raspberries-Step-17-Version-2.jpg.webp

Phần 4: Chăm sóc cây mâm xôi​

1. Tưới nước cho cây hàng tuần​

Đất xung quanh cây nên được ẩm vào mùa hè và khô vào mùa đông. Hệ thống ống tưới nhỏ giọt nếu được sử dụng trong một hoặc hai giờ mỗi tuần sẽ cung cấp đủ độ ẩm cho quả mọng.
  • Trường hợp thời tiết nắng nóng hoặc khô hạn, bạn cần phải tưới thêm nước nhiều hơn bình thường.
aid1098892-v4-728px-Grow-Raspberries-Step-18-Version-3.jpg.webp

2. Cắt tỉa cây mâm xôi ít nhất một lần mỗi năm​

Cắt tỉa cây mâm xôi sẽ khuyến khích cây cho ra sản lượng thu hoạch hiệu quả. Tỉa bỏ những cành nhánh mọc vươn ra ngoài bề rộng hàng từ 30 đến 45 cm. Loại bỏ bất kỳ cành nhánh nào bị hư hỏng, bị côn trùng gây hại hoặc nhiễm bệnh.
  • Đối với cây mâm xôi đỏ, sau khi thu hoạch hãy cắt bỏ những cành nhánh đã ngả sang màu xám, chỉ để lại những chồi mới, thân cây khỏe mạnh.
  • Đối với các loại cây thu hoạch vào mùa thu, hãy tỉa cây đến gần sát gốc sau khi chúng đã ra quả xong.
  • Đối với cây mâm xôi đen, hãy cắt bỏ những cành đã cho ra quả sau khi thu hoạch, loại bỏ những cành nhánh yếu lùm xùm.
  • Cắt bỏ những cành nhánh nhỏ, kém hiệu quả vào cuối mùa đông. Lý tưởng nhất là chừa lại ba đến sáu cây nhánh chính khỏe mạnh để tiếp tục sinh trưởng cho mùa sau.
aid1098892-v4-728px-Grow-Raspberries-Step-19-Version-2.jpg.webp

3. Bón phân vào cuối mùa đông​

Bạn có thể bón thêm phân chuồng và/ hoặc phân bón hữu cơ, chẳng hạn như phân đạm cá để thúc đẩy cây sinh trrưởng khỏe mạnh và cho năng suất tốt.
  • Bạn có thể tự làm phân bón hữu cơ cho cây mâm xôi gồm: 4 phần bột hạt cải dầu (hoặc bột cá), 1 phần vôi dolomitic (để bù đắp độ chua trong bột hạt), 1 phần phân lân tự nhiên (hoặc ½ phần bột xương), 1 phần bột tảo bẹ.
aid1098892-v4-728px-Grow-Raspberries-Step-20-Version-2.jpg.webp

4. Thu hoạch quả mâm xôi vào cuối mùa hè hoặc đầu mùa thu​

Các quả chín là khi chúng sậm màu và dễ dàng rơi rụng ra khỏi cây. Nếm thử một vài quả để xem chúng có đủ ngọt để thu hoạch hay chưa. Khi quả chuyển sang màu sẫm, lượng đường sẽ tăng, quả sẽ ngon ngọt hơn.

aid1098892-v4-728px-Grow-Raspberries-Step-21-Version-2.jpg.webp

Biên dịch: Thích Làm Vườn
Nguồn: wikiHow (www.wikihow.com/Grow-Raspberries)

  • Article
Trồng lúa như thế nào?

Lúa có các loại hạt dài, hạt trung bình và hạt ngắn. Nó phát triển dễ dàng trong sân sau nhà bạn, trong vườn hoặc thậm chí trong chậu, chỉ cần được cung cấp đủ lượng đất, nước và các chất dinh dưỡng khác. Hầu hết các giống lúa đều phát triển mạnh trong điều kiện ẩm ướt, các vũng nước đọng hoặc điều kiện giống như đầm lầy. Một khi lúa sắp cho thu hoạch, nước trong ruộng phải thoát ra ngoài hết, ruộng phải hoàn toàn khô ráo thì bạn mới có thể thu hoạch. Sau quá trình thu hoạch và xay xát, bạn sẽ thu được gạo.

Phần 1: Trồng lúa
aid1151588-v4-728px-Grow-Rice-Step-1.jpg.webp

1. Mua hạt giống lúa từ bất kỳ cửa hàng nông nghiệp nào hoặc từ một nông dân khác. Bạn cũng có thể mua hạt giống lúa từ một cửa hàng cung cấp giống có uy tín hoặc nhờ cán bộ nông nghiệp địa phương giúp đỡ. Có sáu loại gạo cơ bản để lựa chọn:

• Hạt dài. Loại gạo này cho ra những hạt gạo nhẹ và tơi xốp. Nó có thường hơi khô hơn một chút so với các giống khác.

• Hạt vừa. Loại này ẩm, mềm, hơi dính khi nấu chín. Nó có kết cấu giống như hạt dài.

• Hạt ngắn. Khi nấu chín, hạt gạo trở nên mềm và dính. Nó cũng ngọt hơn một chút - đây là loại cơm dùng để làm sushi.

• Ngọt. Gạo này đôi khi được gọi là gạo nếp, và nó nhão khi nấu chín. Nó thường được sử dụng cho các sản phẩm đông lạnh.

• Thơm. Loại gạo này có nhiều hương vị và thơm hơn các loại gạo khác. Loại này bao gồm Basmati, Jasmine, Red và Black japonica.

• Arborio. Khi nấu chín các hạt gạo nở tròn, màu kem và mềm dẻo. Nó được sử dụng chủ yếu cho món risotto và các món ăn Ý khác.
aid1151588-v4-728px-Grow-Rice-Step-2.jpg.webp

2. Chọn vị trí trồng. Đất trồng lúa có chứa thành phần sét và hơi chua sẽ mang lại kết quả tốt nhất. Bạn cũng có thể gieo hạt lúa vào chậu nhựa với cùng loại đất. Dù bạn trồng ở đâu, hãy đảm bảo rằng bạn có đủ nguồn nước và cách thoát nước khi bạn cần thu hoạch.

• Chọn một vị trí nhận được đầy đủ ánh sáng mặt trời, vì lúa phát triển tốt nhất với cường độ ánh sáng cao và nhiệt độ ít nhất khoảng 21 ° C.

• Cân nhắc mùa vụ - thời gian cây lúa phát triển và cho thu hoạch từ 3 đến 6 tháng. Cây lúa cần một mùa sinh trưởng dài và ấm áp, vì vậy khí hậu khu vực phía Nam là tốt nhất. Nếu nhiệt độ thấp và ẩm độ cao kéo dài, hạt lúa có thể nảy mầm ngay trên cây.
aid1151588-v4-728px-Grow-Rice-Step-3.jpg.webp

3. Chuẩn bị hạt giống để gieo. Ngâm hạt trong nước trong ít nhất 12 đến 36 giờ để chuẩn bị gieo trồng. Sau đó, vớt hạt ra khỏi nước.

• Trong khi ngâm hạt giống, hãy chuẩn bị vị trí và cách bạn muốn trồng chúng. Hầu hết nông dân thích gieo hạt theo hàng để dễ tưới nước và làm cỏ. Cân nhắc việc tạo các rãnh thoát nước trên ruộng và chặn các đầu luống để chứa nước và đắp đập (cũng có thể sử dụng các đường bờ ruộng). Điều đó nói lên rằng, ruộng lúa không cần phải luôn ngập nước, nó chỉ cần ở trong tình trạng ẩm ướt.
aid1151588-v4-728px-Grow-Rice-Step-4.jpg.webp

4. Gieo hạt lúa vào mùa thu hoặc mùa xuân. Loại bỏ cỏ dại, xới đất và san bằng đất. Nếu bạn đang sử dụng chậu, hãy lấp đầy chúng với ít nhất 15 cm đất ẩm. Sau đó cho hạt lúa vào.

• Hãy nhớ rằng lúc này ruộng cần được ngập trong nước. Sẽ dễ dàng hơn nhiều để làm ngập một mảnh ruộng nhỏ hơn là cả một cánh đồng rộng lớn. Nếu bạn đang trồng ngoài ruộng, hãy gieo hạt theo hàng, nó sẽ giúp bạn dễ quản lý và chăm sóc hơn.

• Nếu bạn trồng vào mùa thu, hãy nhớ làm cỏ vào mùa xuân. Hạt lúa cần được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và không gian để có thể phát triển.
aid1151588-v4-728px-Grow-Rice-Step-5.jpg.webp

Phần 2: Chăm sóc ruộng lúa của bạn

1. Để nước ngập khoảng 5 cm.
Tuy nhiên, đây chỉ là một khuyến nghị của phương pháp trồng truyền thống. Nhiều người nói rằng giữ cho đất luôn ẩm là đủ - không nhất thiết phải ngập úng. Giai đoạn này là tùy thuộc vào bạn - chỉ cần đảm bảo rằng đất luôn ẩm ướt là được.

• Thêm phân trộn hoặc lớp phủ vào đất, phủ lên hạt lúa một chút. Thao tác này sẽ tự động đẩy hạt xuống đất. Phân hữu cơ giữ độ ẩm, vì vậy đây là một kế hoạch tốt - đặc biệt là trong điều kiện khí hậu khô.
aid1151588-v4-728px-Grow-Rice-Step-6.jpg.webp

2. Quan sát mực nước của ruộng trồng, giữ cho đất luôn ẩm ướt. Nếu bạn muốn, hãy duy trì 5 cm nước để cây lúa phát triển hoặc ít nhất hãy đảm bảo đất luôn ẩm ướt. Bạn sẽ thấy hạt nảy mầm sau khoảng 1 tuần.

• Nếu cây của bạn được trồng trong chậu, bạn có thể cân nhắc chuyển chúng đến một nơi ấm hơn vào buổi tối nếu trời quá lạnh. Lúa phát triển mạnh trong điều kiện ấm áp, và nếu nhiệt độ giảm xuống quá thấp, bạn sẽ thấy cây phát triển còi cọc.

• Phải lưu ý rằng việc để cây lúa ngập nước ở các mức độ khác nhau sẽ khác nhau giữa các giống hoặc quan điểm người trồng, các công ty sản xuất gạo thương mại đôi khi để ruộng của họ ngập đến 20 cm. Bạn sẽ làm gì là tùy thuộc vào bạn.
aid1151588-v4-728px-Grow-Rice-Step-7.jpg.webp

3. Hãy tỉa thưa để tránh cây mọc quá dày đặc. Để có kết quả tốt nhất, hãy tỉa thưa các cây con cách nhau không quá 10 cm thành các hàng cách nhau từ 20 đến 30 cm. Để cây lúa cao tới 17 cm, mất trung bình khoảng một tháng.

• Một số người chọn bắt đầu trồng cây trong luống ươm vì dù sao việc cấy cây con luôn là một phần của quá trình trồng. Nếu bạn làm theo phương pháp này, hãy cấy khi chúng đạt chiều cao 12-17 cm. Bạn nên cấy chúng thành hàng cách nhau khoảng một bước chân.
aid1151588-v4-728px-Grow-Rice-Step-8.jpg.webp

4. Chờ cho hạt lúa chín. Quá trình này sẽ mất khoảng 3 hoặc 4 tháng; trong thời gian này, chúng có thể cao tới 43 cm. Để cho ruộng khô nước hoặc xả hết nước trước khi lúa được thu hoạch. Trong vòng hai tuần tới, chúng sẽ chuyển từ xanh sang vàng - đó là khi bạn biết chúng đã sẵn sàng để được thu.

• Nếu đang canh tác lúa, bạn có thể thoát nước trong ruộng khi cây cao khoảng 37 cm, làm ngập úng và sau đó thoát nước trở lại. Sau đó, tiếp tục như trên, để hạt lúa khô và ngả sang màu vàng.

Phần 3: Thu hoạch và nấu cơm từ gạo của bạn
aid1151588-v4-728px-1151588-9.jpg.webp

1. Cắt bông lúa và để khô. Khi bông lúa chuyển sang màu vàng (khoảng 2 tuần hoặc lâu hơn sau khi tháo nước ruộng), chúng đã sẵn sàng để thu hoạch. Cắt phần cuống ngay dưới bông lúa. Bạn sẽ thấy hạt lúa như những cái túi nhỏ với lớp vỏ trấu bên ngoài.

• Để chúng khô trong 2-3 tuần. Sau khi cắt cuống, để ở nơi khô ráo, có ánh nắng mặt trời trong vòng 2-3 tuần. Bạn cần hạ thấp ẩm độ của hạt lúa để bảo quản chúng sạch sẽ và dễ dàng hơn.
aid1151588-v4-728px-1151588-10.jpg.webp

2. Sấy chúng ở 82 ° C trong một giờ. Chỉ lấy phần đầu bông và cho vào lò để sấy. Không nên để nhiệt độ quá nóng nếu không hạt sẽ bị cháy.
aid1151588-v4-728px-1151588-11.jpg.webp

3. Tách vỏ trấu. Sau khi sấy, hãy để chúng nguội. Sau đó dùng tay chà xát (hoặc dùng cối và chày hoặc dùng máy) để tách nhân ra khỏi vỏ. Bây giờ bạn sẽ nhận được gạo, sẵn sàng để nấu và tiêu thụ.

Hãy kiên nhẫn - bạn đang làm đúng, chỉ mất một khoảng thời gian. Khi bạn làm xong, bạn sẽ có được một kho thực phẩm tuyệt vời do chính tay bạn sản xuất.

Nguồn: How to Grow Rice

  • Article
Cách trồng và chăm sóc cây sung mỹ

serjan-midili-OEv-W_XOT6g-unsplash.jpg

Cây sung mỹ là một loại cây thân cứng, cho quả ngọt, còn được gọi là quả sung ngoại. Sung mỹ không khó trồng, nhưng nó có thể có đôi chút trở ngại nếu bạn không trồng chúng trong điều kiện thích hợp hoặc không cung cấp đủ nước. Bằng cách làm theo một số quy tắc đơn giản, bạn có thể giữ cho cây sung của mình trông khỏe mạnh và xanh tốt.

Phần 1: Trồng cây sung mỹ​

1. Chọn một nơi có nắng để trồng cây sung mỹ​

Cây sung mỹ cần nhiều ánh nắng trực tiếp để phát triển mạnh. Bạn hãy trồng cây ở nơi có ánh sáng mặt trời quanh năm, và hãy đảm bảo rằng không có cây cối hoặc công trình nào gần đó che ánh nắng mặt trời chiếu vào cây.

aid9483036-v4-728px-Care-for-a-Fig-Tree-Step-1-Version-2.jpg.webp

2. Trồng cây sung mỹ xuống đất​

Hãy đào hố trồng sao cho đặt vừa bầu rễ. Sau khi đào hố, bạn lấy cây ra khỏi chậu rồi cắm rễ vào, lấp đất vào lỗ, dùng tay vỗ nhẹ đất xuống.

aid9483036-v4-728px-Care-for-a-Fig-Tree-Step-3-Version-3.jpg.webp

3. Trồng cây sung mỹ trong đất thoát nước tốt​

Sung mỹ là loại cây cứng cáp, có thể trồng ở hầu hết các loại đất, miễn là đất có khả năng thoát nước tốt. Bạn hãy trồng ở nơi đất có chứa cát và tránh đất có nhiều đất sét.

aid9483036-v4-728px-Care-for-a-Fig-Tree-Step-4-Version-3.jpg.webp

4. Bón phân ủ xung quanh cây sung mỹ một lớp dày khoảng 7-8 cm​

Phân ủ sẽ giúp đất xung quanh cây giữ được nước. Thực hiện cách này đối với cả cây sung mỹ được trồng dưới đất hay trồng trong chậu.

aid9483036-v4-728px-Care-for-a-Fig-Tree-Step-5-Version-3.jpg.webp

5. Thay chậu cho cây sung mỹ khoảng 3-5 năm một lần​

Khi thay chậu cho cây, hãy bỏ bớt khoảng 1/4 đất trong chậu, sau đó lấy cây ra khỏi chậu và tỉa bỏ những rễ lớn ở bên ngoài cụm rễ, đặt cây sung mỹ vào chậu và lấp đất mới vào, dùng tay vỗ nhẹ đất xuống.

aid9483036-v4-728px-Care-for-a-Fig-Tree-Step-6-Version-2.jpg.webp

Phần 2: Tưới nước​

1. Tưới nước cho cây sung mỹ khi lớp đất mặt bị khô​

Rễ cây sung mọc sát lớp đất mặt, vì vậy điều quan trọng là bạn phải tưới nước cho đất xung quanh cây bất cứ khi nào lớp đất mặt bị khô. Kiểm tra đất ít nhất một lần một tuần để xem cây sung có cần thêm nước hay không.

aid9483036-v4-728px-Care-for-a-Fig-Tree-Step-7-Version-2.jpg.webp

2. Tưới thêm nước cho cây sung nếu nó bị héo hoặc ngả sang màu vàng​

Đó là những dấu hiệu cho thấy cây không được cung cấp đủ nước. Nếu cây sung mỹ của bạn có những biểu hiện này, hãy tăng số lần tưới nước mỗi tuần và quan sát xem liệu điều đó có làm cây hết bị héo và úa màu hay không.

aid9483036-v4-728px-Care-for-a-Fig-Tree-Step-9-Version-2.jpg.webp

Phần 3: Bón phân​

1. Bón phân dạng lỏng hàng tuần cho cây sung mỹ khi cây đang ra quả​

Khi bạn thấy cây kết trái, hãy tưới phân bón dạng lỏng cho đất xung quanh cây sung. Sử dụng phân bón lỏng có nhiều kali. Khi bạn đã thu hoạch hết quả trên cây sung mỹ, hãy ngừng việc bón phân hàng tuần.
  • Bạn có thể sử dụng phân bón cây cà chua để bón cho cây sung mỹ.
aid9483036-v4-728px-Care-for-a-Fig-Tree-Step-10-Version-2.jpg.webp

2. Bón phân cho cây hàng tuần trong suốt mùa xuân và mùa hè nếu cây được trồng trong chậu​

Cây sung mỹ trồng trong chậu cần nhiều phân bón hơn để cung cấp đủ dinh dưỡng giúp cho đất khỏe. Mỗi tuần, bạn hãy bón luân phiên giữa phân bón lỏng chứa nhiều kali và phân bón tổng hợp, bón trực tiếp vào đất trong chậu.

aid9483036-v4-728px-Care-for-a-Fig-Tree-Step-11-Version-2.jpg.webp

3. Tránh bón phân nhiều hơn mức cần thiết​

Bón thúc cho cây sung mỹ quá nhiều có thể làm cho lá phát triển quá mức. Sự tăng trưởng này sẽ lấy đi năng lượng nuôi dưỡng quả trên cây, điều này có thể ảnh hưởng xấu đến hiệu quả thu hoạch. Bạn chỉ nên bón phân khi thấy quả đang phát triển trên cây.

aid9483036-v4-728px-Care-for-a-Fig-Tree-Step-12-Version-2.jpg.webp

Phần 4: Thu hoạch quả sung mỹ​

1. Chờ cho đến khi quả sung trên cây chín trước khi thu hoạch​

Bạn sẽ nhận biết quả sung mỹ đã chín khi quả trên cành rũ xuống, nếu một quả sung vẫn còn mọc vuông góc với cành, nghĩa là nó chưa chín, và không phải tất cả các quả sung trên cây sẽ chín cùng một lúc.

aid9483036-v4-728px-Care-for-a-Fig-Tree-Step-13-Version-2.jpg.webp

2. Dùng tay hái những quả sung đã chín trên cây​

Khi bạn tìm thấy một quả sung đã chín trên cành, hãy nhẹ nhàng ngắt lấy phần cuống nhỏ nối giữa quả với cành.

aid9483036-v4-728px-Care-for-a-Fig-Tree-Step-14-Version-2.jpg.webp

3. Bọc lưới bảo vệ cây sung khỏi chim đang ăn quả​

Trùm lưới lên các cành cây sung và buộc nó quanh thân cây. Hãy tháo lưới và nhấc nó ra khỏi cây khi bạn thu hoạch quả. Khi thu hoạch xong, bạn hãy đặt lưới trở lại cây sung.

aid9483036-v4-728px-Care-for-a-Fig-Tree-Step-15-Version-2.jpg.webp

Phần 5: Phòng ngừa và điều trị các bệnh thông thường cho cây sung​

1. Xịt dầu neem lên cây sung để loại bỏ bệnh gỉ sắt​

Bệnh rỉ sắt là một loại nấm làm cho lá trên cây sung bị vàng và rụng. Nếu bạn thấy cây sung có dấu hiệu gỉ sắt, hãy xịt dầu neem lên rễ và lá mỗi tuần một lần cho đến khi lá ngưng vàng và hết rụng.

aid9483036-v4-728px-Care-for-a-Fig-Tree-Step-16.jpg.webp

2. Loại bỏ những lá có dấu hiệu bị cháy lá​

Bệnh cháy lá là một loại nấm gây hại cho cây sung. Các biểu hiện cháy lá bao gồm các đốm vàng ẩm, lỗ nhỏ trên lá và mạng nấm bên dưới lá. Nếu bạn thấy các dấu hiệu này, hãy cắt bỏ các lá bị nhiễm bệnh và vứt chúng vào thùng rác để nấm không lây lan.

aid9483036-v4-728px-Care-for-a-Fig-Tree-Step-17.jpg.webp

Biên dịch: Thích Làm Vườn
Nguồn: wikiHow (How to Care for a Fig Tree)

  • Article
Làm thế nào để trồng nấm cục (nấm Truffles)

Truffles được coi là một món ăn ngon vì chúng có hương vị cực kỳ hấp dẫn. Cái tên của nó bắt nguồn từ chữ Latin “tūber”, có nghĩa là “sưng, cục”. Vì thế, ở Việt Nam truffle còn được gọi là... nấm cục. Nó có hình dạng giống một củ khoai tây xù xì, kích thước có thể từ 20 g – nhỏ xinh như trái dâu tới 200 g – to đùng như quả trứng đà điểu. Cá biệt có những cây nấm kích thước khổng lồ nặng tới xấp xỉ 1 kg. Khi cắt lát, thịt nấm có vân sậm màu.

Truffles cũng khó nuôi trồng hơn các loại nấm ăn khác. Vì lý do này, nó có thể được xem là một dự án nông nghiệp sinh lợi. Sẽ mất ít nhất một vài năm trước khi bạn có thể bắt đầu thu hoạch nấm truffles, vì vậy hãy bắt đầu ngay bây giờ.

Phần 1: Lập kế hoạch cho trang trại nấm Truffle của bạn
aid10067369-v4-728px-Grow-Truffles-Step-1.jpg.webp

1. Chọn nấm truffles đen hoặc trắng nếu bạn muốn có một vụ mùa bội thu. Có hai loại nấm truffles chính là đen và trắng. Nấm đen có thể mang lại lợi nhuận tốt hơn, nhưng cả hai loại đều có giá trị. Lựa chọn loại nấm để trồng hoàn toàn tùy thuộc vào sở thích của bạn.

• Hãy nhớ rằng nấm truffles đen và trắng sẽ chỉ phát triển ở những vùng có 4 mùa rõ rệt, vì vậy chúng có thể không phát triển tốt ở miền nam Hoa Kỳ hoặc ở những nước không có mùa đông lạnh. Tuy nhiên, một số loại nấm truffles được biết là có thể phát triển ngay cả ở những vùng khí hậu khắc nghiệt.

• Bạn sẽ cần mua cây giống đã được cấy giống để trồng nấm truffles. Đây là những cây non đã được tiêm bào tử nấm truffles. Hãy kiểm tra thông tin với công ty bán cây giống để biết họ có thể cung cấp loại nấm truffles nào.

• Bạn nên mua cây giống từ một công ty đã được chứng nhận để đảm bảo rằng chúng có chất lượng tốt nhất.
aid10067369-v4-728px-Grow-Truffles-Step-2.jpg.webp

2. Chọn nấm truffles màu đỏ tía nếu bạn không có 4 mùa rõ rệt. Nếu bạn sống ở một vùng không có 4 mùa rõ rệt, thì bạn có thể cân nhắc một loại nấm truffles thích mọc ở khí hậu ôn hòa, chẳng hạn như nấm truffles màu đỏ tía. Trao đổi điều này với công ty mà bạn mua cây giống để tìm ra giống nào sẽ phù hợp nhất với khí hậu của bạn.
aid10067369-v4-728px-Grow-Truffles-Step-3.jpg.webp

3. Tìm một khu đất rộng và thoáng để trồng nấm truffles. Bạn sẽ cần một khu đất rộng, thoáng để trồng cây giống. Do nấm truffles có giá cao, thỉnh thoảng bạn có thể bị kẻ gian đột nhập, vì vậy hãy trồng nó ở một vị trí an toàn, chẳng hạn như trong trang trại của bạn với hàng rào và khóa đầy đủ.

• Tránh trồng nấm truffles gần đường lớn hoặc trên mảnh đất mà bạn không thể theo dõi dễ dàng.
aid10067369-v4-728px-Grow-Truffles-Step-4.jpg.webp

4. Chọn cây hỗ trợ sự phát triển của nấm truffles. Công ty mà bạn mua cây giống của bạn sẽ sử dụng cây hỗ trợ nấm truffles, nhưng bạn có thể chọn loại cây mà bạn muốn sử dụng. Có một số giống cây hỗ trợ sự phát triển của nấm truffles. Chúng bao gồm:
• Gỗ sồi​

• Gỗ cây hạt phỉ (Hãy nhớ rằng các loại hạt không có khả năng có chất lượng cao vì hầu hết các chất dinh dưỡng của cây sẽ được chuyển sang nấm truffles.)​
• Gỗ dẻ gai​
• Cây bạch dương​
• Cây trăn​
• Cây thông​
• Cây dương​

5. Dựng một hàng rào xung quanh khu vực trồng để ngăn chặn những kẻ xâm nhập. Truffles rất hấp dẫn với cả con người và động vật vì hương vị của chúng. Có vài người cố gắng ăn trộm nấm truffles vì giá của nó quá cao để họ có thể mua được. Để bảo vệ thành quả lao động của bạn, hãy cân nhắc việc dựng hàng rào cao xung quanh khu vực bạn sẽ trồng nấm truffles.

• Để tăng cường bảo vệ, bạn thậm chí có thể cân nhắc đến việc giăng dây thép gai.

Phần 2: Trồng cây giống
aid10067369-v4-728px-Grow-Truffles-Step-6.jpg.webp

1. Đảm bảo độ pH của đất nằm trong khoảng 7,5 đến 8,3. Độ pH cao là lý tưởng để trồng nấm truffles. Đất phải có độ pH từ 7,5 đến 8,3 để nấm truffles phát triển. Hãy liên hệ với các tổ chức/công ty nông nghiệp tại địa phương. Họ có thể kiểm tra đất miễn phí hoặc với chi phí thấp cho bạn.

• Nếu đất không nằm trong phạm vi pH thích hợp để trồng nấm truffles, thì bạn nên chọn một khu vực khác để trồng chúng. Vì bạn sẽ khó thay đổi và kiểm soát độ pH của một khu vực rộng lớn như vậy.
aid10067369-v4-728px-Grow-Truffles-Step-7.jpg.webp

2. Phát triển một hệ thống tưới hiệu quả. Cây của bạn sẽ cần nhiều nước để phát triển và điều này cũng sẽ giúp nấm truffles phát triển tốt. Cân nhắc lắp đặt hệ thống tưới tiêu để có thể cung cấp cho cây 2,5 cm nước mỗi tuần.

• Đối với một trang trại nấm nhỏ hơn, bạn có thể chỉ cần 1 cái vòi dài để tưới nước. Tuy nhiên, đối với một trang trại lớn hơn, một hệ thống tưới tiêu tốt là điều bắt buộc.
aid10067369-v4-728px-Grow-Truffles-Step-8.jpg.webp

3. Trồng từ 10 đến 1.000 cây giống. Bạn sẽ cần phải trồng cây với mật độk dày trong trang trại để đảm bảo rằng bào tử nấm lây lan và phát triển mạnh. Nếu bạn chỉ đang thử nghiệm nấm truffles, hãy thử trồng 10 cây giống đã được cấy giống cách nhau vài mét. Để có được một vụ nấm truffles lớn hơn, hãy trồng từ 100 đến 1.000 cây trên mảnh đất mà bạn dự định trồng nấm.

• Tránh trồng cây đã được chủng meo nấm truffles gần cây có thể chứa các loại nấm khác, chẳng hạn như cây dương, cây sồi, cây tùng bách, hoặc cây quả hạch.
aid10067369-v4-728px-Grow-Truffles-Step-9.jpg.webp

4. Làm cỏ bằng cuốc trong vài năm đầu. Cỏ dại và các loại thực vật khác sẽ cạnh tranh các chất dinh dưỡng với nấm truffles, vì vậy điều quan trọng là phải loại bỏ chúng ngay khi bạn phát hiện ra chúng. Tuy nhiên, việc cắt cỏ trong 2 năm đầu không được khuyến khích. Thay vào đó, hãy dùng cuốc để đào bất kỳ cỏ dại hoặc các loại cây khác mọc gần gốc cây.

• Không sử dụng thuốc diệt cỏ dại hoặc các hóa chất độc hại khác trên cây hoặc các khu vực xung quanh vì chúng có thể ngấm xuống đất và làm nhiễm độc nấm truffles của bạn.

Phần 3: Thu hoạch nấm Truffles
aid10067369-v4-728px-Grow-Truffles-Step-10.jpg.webp

1. Chờ cho đến khi cây giống được ít nhất 5 năm tuổi. Hãy chờ đợi khoảng 5 năm để thu hoạch nấm truffles đầu tiên của bạn. Một số nấm truffles có thể sẵn sàng cho thu hoạch sớm nhất là 3 năm sau khi trồng hoặc không đến 10 năm sau khi trồng, nhưng trung bình là 5 năm.

• Tránh đào sâu vào gốc cây trước khi nấm truffles sẵn sàng để thu hoạch. Bạn có thể sẽ làm hỏng những cây nấm truffles đang phát triển và kết quả là mất đi lợi nhuận mà đáng lẽ bạn nhận được.
aid10067369-v4-728px-Grow-Truffles-Step-11.jpg.webp

2. Lên kế hoạch thu hoạch vào mùa đông. Nên thu hoạch nấm vào đầu mùa đông. Chờ cho nhiệt độ giảm và sau đó kiểm tra xem có nấm truffles nào đã sẵn sàng để thu hoạch hay không.​
  • Lên kế hoạch thu hoạch vào đầu mùa đông trước khi mặt đất bắt đầu đóng băng. Nếu bạn đợi quá lâu, có thể khó đào được nấm truffles.​
  • Nấm truffle trắng thu hoạch trong khoảng tháng 9 đến tháng 12, cao điểm vào hai tháng cuối năm, loại ngon nhất mọc hoang ở những khu rừng quanh Alba, vùng Piemonte ở miền Bắc nước Ý. Loại nấm này có giá trị cao nhất, đắt đỏ nhất bởi hương thơm đậm, ngây ngất.
  • Nấm truffle đen loại ngon sinh trưởng tốt nhất khoảng tháng 12 đến tháng 3 vùng Perigord, nước Pháp. Có nấm truffle đen vụ hè nhưng hương thơm của nó kém hơn vụ đông nhiều. Truffle đen là loại được dùng phổ biến nhất trong nhà hàng.
  • Nấm truffle đen Trung Quốc mọc ở khu vực Himalaya rất rẻ so với truffle châu Âu. Nó có hình dạng tương tự nhưng không thơm bằng, đôi khi còn được dùng để giả mạo truffle đen thật.
  • Còn nhiều giống truffle ở nhiều vùng đất khác trên thế giới, gồm cả Bắc Phi, nhưng nhìn chung hương vị của chúng không thể sánh bằng truffle ở hai xứ sở ẩm thực được mẹ thiên nhiên ưu ái Pháp và Ý.
aid10067369-v4-728px-Grow-Truffles-Step-12.jpg.webp

3. Để ý cỏ chết ở gốc cây là dấu hiệu của sự phát triển. Cỏ trông giống như đã bị cháy ngay xung quanh gốc cây có nấm truffles mọc bên dưới. Điều này là do nấm đang giết chết các cây khác xung quanh gốc cây giống.

• Cỏ chết xung quanh gốc cây được gọi là “cỏ cháy”.
aid10067369-v4-728px-Grow-Truffles-Step-13.jpg.webp

4. Cân nhắc huấn luyện chó tìm nấm truffles. Một chú chó được huấn luyện tốt có thể giúp bạn thu hoạch nấm truffles dễ dàng hơn nhiều. Bạn có thể huấn luyện chó tìm, đào và mang nấm truffles cho bạn. Sử dụng biện pháp khen thưởng tích cực để dạy chó tìm nấm truffles và mang chúng đến cho bạn. Ví dụ, mỗi khi con chó của bạn lấy được nấm truffles, hãy khen ngợi và thưởng cho chúng nhiều món ăn ngon.

• Bạn cũng có thể sử dụng lợn để tìm nấm truffles cho bạn (sẽ tốt hơn nếu chúng là con cái), nhưng bạn phải theo dõi sát lợn khi chúng tìm thấy nấm truffles vì chúng sẽ ăn nó.​

5. Bảo quản nấm truffles. Bảo quản truffle cũng là một vấn đề. Về cơ bản truffle có thể thu hoạch quanh năm, chất lượng nấm từng vụ không đồng đều. Sau khi đã thu hoạch, nấm bắt buộc phải dùng nhanh, mùi thơm của nó không cách nào bảo quản lâu (như kiểu phơi khô nấm hương).​
  • Truffle tươi, cũng như các loại nấm quý khác, bạn không rửa nước mà dùng chổi lông nhẹ nhàng phủi hết bụi đất, sau đó lấy khăn lau sạch.
  • Bạn bọc cục nấm trong khăn giấy ăn rồi đặt trong hộp gạo, bảo quản trong tối đa 1 tuần. Gạo sẽ hút ẩm, giúp kéo dài độ tươi của nấm, đồng thời còn uống hương thơm truffle. Nếu có điều kiện, bạn nên dùng loại gạo nấu risotto. Sau khi ăn hết nấm, bạn sẽ có gạo đượm hương truffle, nguyên liệu tuyệt vời cho một món risotto đẳng cấp.

Trước cau sau chuối

3gian.jpeg

Kiến trúc nhà xưa ở làng quê vùng Đồng bằng Bắc bộ thường là 3 gian hoặc 5 gian, cửa bức bàn, mái lợp rơm rạ, có điều kiện thì mới lợp ngói. Ông cha ta xưa nay chọn đất dựng nhà, khi bài trí mảnh sân, góc vườn thường rất lưu tâm đến hàng cau, khóm chuối.

Hầu hết những ngôi nhà ở làng quê đều không thể thiếu cây cau, cây chuối cùng với một số cây khác như bưởi, khế, tre, trúc… Những loại cây này đã trở thành biểu tượng thân quen, làm đẹp cảnh quan cho mỗi ngôi nhà của làng quê.

Làng quê xưa, trong khuôn viên mỗi ngôi nhà, dù là nhà xây bằng gạch, hay vách đất, phên tre, cha ông ta đều bố trí một khoảng sân rộng phía trước dùng để phơi thóc lúa, rơm rạ. Ở nơi mé sân thường thấy xuất hiện cây cau, hay một hàng cau được trồng thẳng tắp. Dưới gốc cau là cái chum, vại dùng để đựng nước mưa, cũng có khi dưới gốc cau còn trồng một vài dây trầu không. Ở phía sau nhà cũng có một khoảng trống để trồng mấy khóm chuối,…

Bên cạnh yếu tố làm đẹp, việc bố trí này còn giúp thiết lập một tiểu khí hậu thuận lợi cho khu vườn và khu nhà ở của gia chủ.

truocausauchuoi.jpeg

(Nguồn: Cơ sở quy hoạch - kiến trúc - TS. Phạm Hùng Cường)​


Thông tin, hình ảnh tổng hợp từ nhiều nguồn.

  • Article
Cách trồng cải xoong

23 Watercress Recipes We're Just Wild About.jpeg

Cải xoong được coi là một trong những loại rau ăn lá lâu đời nhất được con người tiêu thụ, là họ hàng gần gũi của cải xanh, bắp cải. Cải xoong cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe, có thể được dùng làm món salad, súp, ăn kèm với bánh mì sandwich và nhiều món khác để tăng thêm hương vị thơm ngon, sảng khoái. Mặc dù cải xoong được coi là một loại cây thủy sinh lâu năm hoặc bán thủy sinh, thường được tìm thấy gần nguồn nước chảy chậm, bạn cũng có thể trồng cải xoong trong chậu trong nhà hoặc bất cứ nơi nào ngoài trời, miễn là chúng được che nắng vào buổi trưa và có nhiều nước.

Phần 1: Trồng cải xoong trong chậu​

1. Mua hạt giống cải xoong​

Bạn có thể đặt mua hạt giống cải xoong qua mạng hoặc từ các cửa hàng vật tư làm vườn hoặc vườn ươm.
  • Bạn cũng có thể trồng cải xoong từ cây trưởng thành mua ở siêu thị hoặc chợ nông sản. Cắt hai đầu thân cải xoong, rồi ngâm phần gốc của thân cây trong nước vài ngày để kích thích sự phát triển của rễ, sau đó tiến hành trồng chúng vào đất như cách bạn gieo hạt.
aid4144067-v4-728px-Grow-Watercress-Step-1-Version-2.jpg.webp

2. Chuẩn bị chậu trồng​

Chọn thùng chứa hoặc chậu lớn sâu lòng ít nhất 15 cm và có lỗ thoát nước. Lót một miếng vải lưới ở đáy chậu để giữ cho đất không bị thoát ra ngoài khi bạn tưới nước. Lót thêm vụn gạch vỡ hoặc những viên sỏi nhỏ vào đáy chậu để giúp thoát nước tốt.
  • Bạn cũng có thể sử dụng nhiều chậu nhỏ và đặt chúng vào khay thoát nước lớn.
  • Nên dùng chậu nhựa thay vì chậu đất vì loại này có thể bị khô quá nhanh khi trồng cải xoong.
aid4144067-v4-728px-Grow-Watercress-Step-2-Version-2.jpg.webp

3. Đặt khay hoặc xô thoát nước lớn hơn bên dưới chậu trồng.​

Bạn cần tưới nước thường xuyên cho cây cải xoong, đất lúc nào cũng phải ẩm ướt. Do vậy, bạn có thể thêm nước vào khay hoặc xô để giữ ẩm cho cây cải xoong.
  • Bạn cũng có thể đặt những viên sỏi nhỏ vào khay, rồi để nước rút vào chậu trồng.
aid4144067-v4-728px-Grow-Watercress-Step-3-Version-2.jpg.webp

4. Đổ hỗn hợp trồng vào chậu​

Sử dụng hỗn hợp không có đất sẽ thoát nước tốt hơn, hổn hợp gồm rêu than bùn và đá trân châu, phân trùn quế. Đổ đầy hổn hợp trồng vào chậu, chừa lại khoảng 5 cm cách mặt chậu. Tưới nước đều khắp hổn hợp trồng.
  • Độ pH lý tưởng của hỗn hợp trồng nên là từ 6,5 - 7,5.
aid4144067-v4-728px-Grow-Watercress-Step-4-Version-2.jpg.webp

5. Gieo hạt​

Gieo hạt cải xoong sâu khoảng 0,6 cm vào chậu trồng, giữ khoảng cách từ 7 đến 10 cm giữa mỗi hạt.

aid4144067-v4-728px-Grow-Watercress-Step-5-Version-2.jpg.webp

6. Tưới nhiều nước​

Đặt chậu trồng vào khay nước với mực nước bằng nửa chậu trồng, nhưng không được dâng cao hơn hổn hợp trồng trong chậu. Thay nước sạch cho khay cách hai đến ba ngày một lần.
  • Để đảm bảo khay không bị cạn nước, bạn nên kiểm tra nó hàng ngày để xem có cần bổ sung thêm nước hay không.
  • Bạn có thể phủ một tấm nhựa mỏng, trong suốt, có đục các lỗ nhỏ lên trên bề mặt hổn hợp trồng để giữ ẩm và thông khí. Khi thấy mầm cải xoong bắt đầu nhú lên, là lúc bạn tháo bỏ lớp nhựa này đi.
  • Dùng bình xịt phun sương đều bề mặt hai ngày một lần.
aid4144067-v4-728px-Grow-Watercress-Step-6-Version-2.jpg.webp

7. Đặt chậu trồng dưới ánh sáng mặt trời gián tiếp​

Đặt chậu trồng cải xoong ở vị trí có khoảng sáu giờ ánh sáng tự nhiên mỗi ngày, nhưng cố gắng tránh những tia nắng gắt, trực tiếp vì nó có thể làm quéo cây non.
  • Bạn có thể đặt chậu trồng trong nhà hoặc khi thời tiết nơi bạn sống thường xuyên rơi vào khoảng từ 13˚ và 24 ° C, hoặc bạn có thể đem chúng ra bên ngoài vào những tháng ấm áp hơn.
aid4144067-v4-728px-Grow-Watercress-Step-7-Version-2.jpg.webp

8. Bón phân cho cải xoong​

Bổ sung một lượng nhỏ phân bón thủy sinh đa dụng vào khay nước theo tỷ lệ khuyến nghị ghi trên bao bì.

aid4144067-v4-728px-Grow-Watercress-Step-8-Version-2.jpg.webp

9. Thu hoạch cải xoong​

Khi cải xoong đã phát triển được chiều cao khoảng 12 đến 15 cm, bạn hãy sử dụng kéo để thu hoạch phần ngon tầm 10cm.
  • Tránh cắt hơn quá 1/3 chiều cao của cây để chúng còn đủ tán lá để có thể tiếp tục phát triển.
  • Thu hoạch định kỳ sẽ giúp khuyến khích cây sinh trưởng tiếp.
aid4144067-v4-728px-Grow-Watercress-Step-9-Version-2.jpg.webp

Phần 2: Trồng cải xoong ngoài trời dưới đất​

1. Trồng cải xoong từ cây hoặc từ hạt giống​

Bạn có thể mua cải xoong ở siêu thị hoặc chợ nông sản. Bạn chỉ cần ngâm phần gốc của thân cây trong nước vài ngày để kích thích sự phát triển của rễ, sau đó tiến hành trồng chúng vào đất như cách bạn gieo hạt.
  • Bạn cũng có thể trồng cải xoong từ hạt giống mà bạn có thể tìm thấy ở chợ nông sản, cửa hàng làm vườn hoặc mua qua mạng.
aid4144067-v4-728px-Grow-Watercress-Step-11-Version-2.jpg.webp

2. Chọn vị trí trồng​

Cải xoong phát triển tốt ở những nơi mát mẻ, có nắng và bán râm. Trồng cải xoong ở bờ mương hoặc lạch nước là nơi lý tưởng, tuy vậy bạn cũng có thể tạo ra một nơi đầy đủ nước để trồng cải xoong.

aid4144067-v4-728px-Grow-Watercress-Step-12-Version-2.jpg.webp

3. Chuẩn bị đất trồng​

Nếu bạn đã có sẳn bờ mương con nước ổn định, chỉ cần trộn thêm phân hữu cơ khoảng 10 - 15 cm vào lớp đất mặt khoảng 15 - 20 cm.

aid4144067-v4-728px-Grow-Watercress-Step-13-Version-2.jpg.webp

4. Tạo hố trồng​

Nếu bạn không có mương nước, hãy đào một cái hố có chiều ngang khoảng 60 cm và sâu 35 cm để tạo ra một hố trồng. Lót dưới đáy và xung quanh hố bằng một tấm nhựa dày chuyên dùng lót ao hồ, chừa tấm nhựa dài ra một khoảng 15 cm ở trên cùng, đục một vài lỗ ở xung quanh thành hố để thoát nước. Sau đó, trộn hỗn hợp gồm đất vườn, cát, phân ủ và một ít phân bón đổ vào hố.

aid4144067-v4-728px-Grow-Watercress-Step-14-Version-2.jpg.webp

5. Tưới nước​

Nếu bạn trồng cải xoong bên cạnh con nước, hãy chọn khu vực đất được ngấm nước sâu. Nếu bạn đã đào một cái hố, hãy đổ ngập nước vào hố.
  • Đối với hố trồng, bạn hãy tưới nước hai đến ba ngày một lần để đảm bảo nó ngấm nước, hoặc lắp đặt một máy bơm để bơm tưới nước sạch vào khu vực này đầy đủ.


aid4144067-v4-728px-Grow-Watercress-Step-15-Version-2.jpg.webp


6. Trồng cải xoong​

Gieo hạt vào đất và phủ một lớp đất mỏng lên trên.
  • Bạn cũng có thể trồng cải xoong trong nhà bằng phương pháp trên, hoặc cấy chiết từ thân cây trưởng thành. Tuy nhiên, vì cải xoong rất mỏng manh nên chúng có thể khó cấy ghép.

7. Cắt tỉa cải xoong​

Khi cải xoong đã nảy mầm, hãy tỉa thưa các cây con cách nhau khoảng 10 đến 15 cm. Nếu bạn thấy xuất hiện những bông hoa nhỏ màu trắng, hãy dùng kéo cắt tỉa chúng đi để khuyến khích sự phát triển mới.

aid4144067-v4-728px-Grow-Watercress-Step-17-Version-2.jpg.webp

9. Thu hoạch cải xoong​

Khi cải xoong đã phát triển được chiều cao khoảng 12 đến 15 cm, bạn hãy sử dụng kéo để thu hoạch phần ngon tầm 10cm.
  • Tránh cắt hơn quá 1/3 chiều cao của cây để chúng còn đủ tán lá để có thể tiếp tục phát triển.
  • Thu hoạch định kỳ sẽ giúp khuyến khích cây tiếp tục sinh trưởng.
aid4144067-v4-728px-Grow-Watercress-Step-18-Version-2.jpg.webp

Biên dịch: Thích Làm Vườn
Nguồn: wikiHow (www.wikihow.com/Grow-Watercress)

  • Article
Cách xem và xác định kinh độ vĩ độ trên bản đồ Google Maps

location_google_maps.png

Google Maps là trợ thủ đắc lực cho những người lần đầu tiên khai phá các địa điểm mới, lập bản đồ địa hình, làm công tác quy hoạch,... Một ứng dụng quen thuộc như vậy nhưng bạn đã biết cách xem, xác định kinh độ vĩ độ trên Google Maps bằng điện thoại hay laptop hay chưa? Đừng lo lắng, vì bài viết này sẽ hướng dẫn cho bạn.

Google Maps là ứng dụng tìm kiếm bản đồ, giúp việc tìm đường trở nên dễ dàng. Với kho dữ liệu về đường xá đầy đủ, Google Maps được xem là bản đồ toàn diện và chính xác của 220 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Định dạng một tọa độ đúng là như sau:
  • Định dạng tọa độ để chúng hoạt động trên Google Maps:
    • Vĩ độ trước rồi đến kinh độ.
    • Sử dụng dấu chấm làm dấu tách chữ số thập phân, không phải dấu phẩy.
      • Chính xác: 41.40338, 2.17403
      • Không chính xác: 41,40338, 2,17403
    • Kiểm tra xem số đầu tiên trong tọa độ theo vĩ độ của bạn có nằm trong khoảng từ -90 đến 90 hay không.
    • Kiểm tra xem liệu số đầu tiên trong tọa độ theo kinh độ có nằm trong khoảng từ -180 đến 180 hay không.

  • Các thí dụ mẫu toạ độ:
    • Độ, phút và giây (DMS): 41°24'12.2", 2°10'26.5"
    • Độ và phút thập phân (DMM): 41 24.2028, 2 10.4418
    • Độ thập phân (DD): 41.40338, 2.17403

Cách xem, lấy kinh độ, vĩ độ trên Google Maps bằng điện thoại

Bước 1: Mở ứng dụng Google Maps > Nhập tên để tìm địa điểm > Nhấn vào địa điểm bạn muốn xem, lấy kinh độ, vĩ độ.

-google-maps-cuc-nhanh%20thumb%20fix%20(2)-800x655.jpg

Tìm kiếm địa chỉ muốn xem và lấy kinh độ, vĩ độ trên Google Maps​



Bước 2: Nhấn đè để thả ghim vị trí muốn xem, lấy kinh độ, vĩ độ.

Nếu bạn không thấy kinh độ và vĩ độ hiển thị, bạn có thể phóng to sau đó chọn vị trí gần điểm cần lấy kinh độ và vĩ độ, nó sẽ cho ra kết quả gần chính xác nhất.
-google-maps-cuc-nhanh%20thumb%20fix%20(3)-800x655.jpg

Thả ghim, xem và lấy kinh độ, vĩ độ trên Google Maps​


Bước 3: Copy tọa độ ở ô tìm kiếm để lấy toạ độ.
Trên máy tính hay trên các thiết bị khác, Bạn có thể dùng web của Google map và làm tương tự để lấy toạ độ (location).

kinh-tuyen.jpeg
Kinh tuyến là gì?

Kinh tuyến là một nửa đường tròn trên bề mặt Trái Đất, nối liền Địa cực, chỉ hướng Bắc - Nam và cắt thẳng góc với đường xích đạo. Đường kinh tuyến có độ dài khoảng 20.000km.

Đường kinh tuyến chạy qua đài quan sát thiên văn tại Greenwich thuộc Luân Đôn là kinh tuyến 0° hay còn gọi là kinh tuyến gốc. Mặt phẳng của kinh tuyến 0° và kinh tuyến 180° chia Trái Đất thành Bán cầu đông và Bán cầu tây.

Các loại kinh tuyến khác nhau gồm:
  • Kinh tuyến từ là các kinh tuyến nối liền các cực từ.
  • Kinh tuyến địa lý là những kinh tuyến nối liền các Địa cực.
  • Kinh tuyến họa đồ là các đường kinh tuyến vẽ trên bản đồ.
Vĩ tuyến là gì?
Vĩ tuyến là một vòng tròn tưởng tượng nối tất cả các điểm có cùng vĩ độ, có hướng từ đông sang tây trên Trái Đất. Vị trí trên vĩ tuyến được xác định dựa trên tọa độ của kinh độ. Điểm giao nhau giữa một kinh tuyến và một vĩ tuyến luôn vuông góc. Càng gần cực Trái Đất thì đường kính của vĩ tuyến lại càng nhỏ hơn.

Tham khảo: Google maps, thegioididong.com, quangtrimang.com

  • Article
Làm thế nào để chuẩn bị đất canh tác.

Làm nông nghiệp có thể thực sự là một việc kinh doanh sinh lợi với các loại cây trồng phù hợp, nhưng bạn có thể rất khó để bắt đầu. Trước khi cây trồng có thể cho thu hoạch, bạn cần phải có đất canh tác thật khỏe mạnh để nuôi dưỡng những cái cây tương lai. Công việc chuẩn bị đất tốn rất nhiều thời gian nhưng không khó để làm, nhất là khi bạn nắm vững một số mẹo và thủ thuật đơn giản sau.
1631615732337.png

Khi nào tôi nên chuẩn bị đất?
Bạn nên chuẩn bị đất 1 năm trước khi bạn lên kế hoạch trồng trọt. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm về việc này trước đó, bạn sẽ cần nhiều thời gian hơn một chút. Điều này thực sự có thể làm giảm số lượng sâu bệnh trong đất của bạn.

• Nếu độ pH của đất không lý tưởng, bạn sẽ cần khoảng 2-3 tháng để điều chỉnh nó về mức độ thích hợp.
• Một số nông dân cảm thấy, thời gian chuẩn bị đất 15 ngày trước khi bắt đầu canh tác là khá thoải mái. Tuy nhiên, khung thời gian này thực sự phụ thuộc vào kinh nghiệm cá nhân của bạn!

Làm cách nào để kiểm tra độ pH của đất?
1631615788563.png

1. Gửi mẫu đất của bạn cho phòng thí nghiệm ở địa phương.

Bạn có thể tự kiểm tra đất của mình để biết sơ bộ về nó, nhưng nhìm chung nó sẽ không được chi tiết lắm. Khi bạn mới làm nông nghiệp lần đầu tiên, tốt nhất bạn nên gửi mẫu đất đến một phòng thí nghiệm nào đó, chẳng hạn như trường đại học hoặc văn phòng khuyến nông ở địa phương.

• Nếu bạn không sống gần trường đại học hoặc văn phòng khuyến nông, hãy kiểm tra trực tuyến để biết phòng có thí nghiệm hoặc doanh nghiệp thử nghiệm đất nào ở gần bạn.
1631615818049.png

2. Lấy mẫu đất bằng dụng cụ xới đất

Khoét vài lỗ sâu 15 đến 20 cm ở khoảng 6-8 điểm trên đất trang trại của bạn. Thu thập đất bằng công cụ xới đất và trộn các mẫu đất này trong hộp. Lấy đủ khối lượng theo yêu cầu của phòng thí nghiệm để kiểm tra.

Nếu không có dụng cụ xới đất, bạn có thể dùng xẻng để thay thế.
1631615893963.png

3. Gửi mẫu đến phòng thí nghiệm.

Đóng hộp mẫu đất của bạn và ghi chú rõ tên và địa chỉ của bạn, điều này sẽ giúp phòng thí nghiệm dễ dàng xác định mẫu của bạn. Hãy gửi nó tại phòng thí nghiệm và đợi một vài ngày hoặc vài tuần để có kết quả.​

Làm cách nào để điều chỉnh độ pH của đất?

1. Rải vôi hoặc tro củi lên đất để tăng độ pH. Đổ vôi hạt hoặc viên vào máy rải phân bón và trộn đều lên bề mặt đất ẩm của bạn. Bạn nên rải vôi khoảng 2-3 tháng trước khi bạn lên kế hoạch trồng cây để giúp đất có đủ thời gian cân bằng pH. Tham khảo kết quả kiểm tra đất của bạn để xem bạn cần sử dụng bao nhiêu vôi cho việc này.

• Nếu vôi được nghiền mịn, nó sẽ ngấm vào đất nhanh hơn.
1631616001589.png

2. Giảm độ pH của đất bằng nhôm sunfat. Rải nhôm sunfat lên bề mặt đất và trộn chúng vào đất. Số lượng bạn sử dụng phụ thuộc vào độ pH mà bạn đang hướng tới — ví dụ, để đưa đất đến độ pH 6,5 bạn sẽ cần 0,82 kg nhôm sunfat cho mỗi 0,93 m2 đất trồng trọt.

• Các phép đo chính xác phụ thuộc vào độ pH đất mà bạn mong muốn.
1631616027987.png

Làm cách nào để chuẩn bị đất trước khi trồng?

1. Xới đất bằng cách đảo lớp đất mặt từ (20 đến 30 cm). Sau đó, cày lật đất lên và lặp lại quy trình. Bạn cũng có thể thực hiện điều này bằng các loại máy như máy cày, máy xới đất — điều quan trọng nhất là bạn phải cày và xới đất trước khi bắt đầu canh tác.
1631616120416.png

2. Tạo một hệ thống mương thoát nước cho đất. Nếu bạn đang sử dụng các dụng cụ cầm tay, hãy xúc hoặc cào đất đã xới thành những “rãnh” cao, cao hơn mặt đất khoảng 20 đến 25 cm và rộng từ 15 đến 20 cm. Làm những cái luống rộng khoảng 90 cm — cây trồng của bạn sẽ phát triển trên các luống này và nước sẽ thoát vào các kênh giữa mỗi luống.

• Cố gắng làm luống càng thẳng càng tốt, đặc biệt nếu bạn đang làm việc với một khu đất rộng.

Tôi nên sử dụng loại phân bón nào?
1631616165480.png

1. Chọn loại phân bón cân đối để nuôi dưỡng cây trồng của bạn. Chọn loại phân bón 10-10-10 hoặc 4-3-3, loại phân bón này sẽ giúp cây trồng của bạn luôn cân đối và được nuôi dưỡng trong suốt mùa sinh trưởng. Không bón tất cả phân cùng một lúc — thay vào đó trộn một nửa phân vào lớp đất mặt từ 5 – 10 cm trước khi bạn trồng cây. Sau đó, thêm phần còn lại vào khoảng giữa vụ canh tác.
1631616188980.png

2. Sử dụng phân bón giàu nitơ nếu bạn định sử dụng thuốc diệt cỏ. Bón phân 46-0-0 trên đất khoảng một tháng trước khi bạn sử dụng thuốc diệt cỏ. Bạn có thể không cần phải làm điều này, nhưng nó sẽ giúp bạn dễ dàng diệt cỏ dại và thảm thực vật không mong muốn trên đất của mình hơn rất nhiều.

Tôi nên chọn hệ thống tưới nào?
1631616220847.png

1. Chọn một hệ thống tưới tiêu đáp ứng nhu cầu trang trại của bạn. Nếu đất của bạn khá nhỏ, bạn có thể vẫn hoạt động ổn với một hệ thống tưới phun đơn giản. Những nông dân khác có thể chọn hệ thống nhỏ giọt, tưới tràn và tưới rãnh, hoặc tưới thẩm thấu để hoàn thành công việc.

• Với tưới tràn và tưới rãnh, đất trang trại của bạn cần được bao quanh bởi các rãnh thoát nước.
• Hệ thống tưới thẩm thấy sử dụng các tấm lót bên dưới bề mặt đất.
• Hệ thống tưới nhỏ giọt thường được lắp đặt ngay bên trên hoặc dưới đất.

Làm thế nào để trồng cây?
1631616255569.png

1. Đo nhiệt độ đất để đảm bảo cây có thể phát triển tốt. Một số cây trồng, như đậu Hà Lan, hành tây và rau diếp lá, cần được trồng trong đất có nhiệt độ từ 2 đến 4 ° C. Các cây trồng khác như ngô, cần nhiệt độ đất từ 10 ° C.
1631616276919.png

2. Sử dụng máy trồng cây. Điều chỉnh dàn rải hạt của bạn sao cho hạt giống rải với khoảng cách khoảng 5 cm. Khi lái máy trồng cây của bạn qua cánh đồng để rải hạt giống của bạn — cứ sau vài giờ, hãy ra khỏi máy để kiểm tra và đảm bảo máy trồng đang hoạt động bình thường và hạt giống dangđược gieo đều.

• Cài đặt dàn rải hạt cây của bạn thực sự phụ thuộc vào loại hạt giống bạn đang trồng. Ví dụ: nếu bạn đang trồng ngô, bạn sẽ cần gieo 33.000 đến 38.000 hạt giống cho mỗi 4047 m2. Hãy nói chuyện với nhân viên bán hạt giống cho bạn để được tư vấn cụ thể hơn.
1631616314065.png

Tôi có cần trang bị thiết bị/máy móc gì để chuẩn bị đất không?

1. Về mặt kỹ thuật, bạn không cần nó, nhưng nó có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian. Bạn có thể sử dụng một chiếc cuốc làm vườn để xới đất. Nhưng nếu bạn đang làm việc trên mảnh đất rộng hơn 2000 m2, hãy cày đất bằng máy kéo. Nếu đất của bạn thực sự nhiều đá, hãy vận chuyển đá bằng xe goòng hoặc xe trượt, hoặc sử dụng gầu thủy lực để loại bỏ bất kỳ tảng đá nào. Để rải vôi, phân bón và phân chuồng, hãy sử dụng máy rải được kéo bằng máy kéo.

2. Hãy liên hệ với chính quyền địa phương/ ngân hàng nếu bạn không đủ khả năng mua thiết bị lớn. Ở một số quốc gia, chính phủ sẽ hỗ trợ tài chính để bạn có thể mua được thiết bị quy mô lớn mà mình cần. Liên hệ với chi nhánh nông nghiệp của chính phủ của bạn và xem họ có thể giúp gì cho bạn.

Lời khuyên

• Việc nghiên cứu kỹ đất trước khi bạn bắt đầu trồng trọt sẽ rất hữu ích. Cố gắng tìm hiểu xem vùng đất đó đã từng bị ngập lụt hay từng trồng gì ở đó trước đây — điều này có thể cung cấp cho bạn một số thông tin chi tiết thực sự hữu ích khi bạn đang lên kế hoạch cho mọi việc.

• Đất trồng lúa được xử lý hơi khác so với đất thông thường. Đối với loại đất nông nghiệp này thường sẽ để lại nhiều nước đọng trong khu vực. Cây lúa phát triển rất tốt trong điều kiện ẩm ướt.

Nguồn: How to Prepare Land for Farming

  • Article
Cách trồng rau cần tây trong nhà

milada-vigerova-wX0zQV4_f9A-unsplash.jpg

Nếu bạn thích làm vườn hoặc chỉ muốn tiết kiệm vài đồng, hãy bắt đầu trồng cần tây của riêng bạn! Để bắt đầu quá trình này, hãy mua một bó cần tây từ cửa hàng và cắt lấy phần cuống. Bạn có thể đặt phần cuống vào nước để cây tái sinh và bắt đầu mọc lá mới. Bạn cũng có thể trồng cần tây hoàn toàn mới từ hạt giống. Khi cần tây bắt đầu phát triển đủ, hãy trồng nó vào chậu đặt trong nhà hoặc chuyển ra ngoài trời.

Phần 1: Trồng cần tây từ cuống​

1. Mua bó cần tây vẫn còn nguyên cuống​

Nếu không muốn bắt đầu trồng cần tây từ hạt, bạn hãy mua bó cần tây còn nguyên cuống từ cửa hàng hoặc chợ. Chọn một bó cần tây trông khỏe mạnh có lá xanh tươi.

1631584052210.png

2. Cắt lấy phần cuống tầm 5cm​

Bạn hãy rửa sạch cần tây để loại bỏ bụi bẩn. Lấy một con dao sắc và cẩn thận cắt ngang thân cần tây để lấy phần cuống, tỉa bớt cuống để bạn có một đoạn dài tầm 5cm để trồng.

1631584733541.png

3. Giũ nhẹ phần cuống cho ráo nước và đặt nó vào một cái tô hoặc lọ​

Dùng khăn hoặc khăn giấy lau khô cuống rồi đặt vào tô hoặc lọ, sao cho phần mặt cắt hướng lên trên.
  • Bạn hãy chọn một cái tô hoặc lọ rộng gấp đôi phần cuống cần tây để có không gian cho cây phát triển.
1631585489502.png

4. Đổ nước ngập 2/3 cuống cần tây​

Dùng nước máy đổ đầy tô hoặc lọ cho đến khi nước dâng lên đến 2/3 cuống cần tây.
  • Không sử dụng nước nóng vì sẽ làm mềm cuống cần tây.
1631585841157.png

5. Đặt tô lọ ngâm cuống cần tây ở vị trí sáng sủa​

Đặt tô lọ ngâm cuống cần tây ở bệ cửa sổ nhiều nắng hoặc nơi nào có ánh sáng tự nhiên suốt cả ngày. Cần tây cần ánh sáng mặt trời từ 6 đến 7 giờ mỗi ngày để phát triển.
  • Nếu không gian của bạn không đủ ánh sáng, hãy đặt đèn LED hoặc đèn huỳnh quang gần cây. Sau đó, bật đèn để đảm bảo cần tây được chiếu sáng đủ 6 hoặc 7 giờ mỗi ngày.
1631586116392.png

6. Thay nước cách ngày và đợi chồi non mọc lên​

Nước trong tô lọ ngâm cuống cần tây sẽ bị tù đọng, vì vậy khoảng 2 ngày một lần bạn hãy đổ nó đi và thay bằng nước mới. Đổ thêm nước vào khi thấy cần tây bắt đầu khô.
  • Từ từ bạn sẽ bắt đầu nhìn thấy những chiếc lá non nhỏ màu xanh và màu vàng nhú lên từ phần trên cùng của cuống cần tây. Quá trình này sẽ mất khoảng 5 hoặc 6 ngày.
1631586516745.png

7. Trồng cây cần tây vào chậu đất sau 1 tuần​

Khi cuống cần tây ngâm trong nước phát triển khoảng 1 tuần, bạn sẽ thấy một số lá và chồi non nhỏ nhú lên ở giữa cuống. Vì cây cần tây cần chất dinh dưỡng từ đất để phát triển nên bạn hãy đổ đầy đất sạch vào khoảng 2/3 chậu rồi trồng cây cần tây mới nhú lá non vào đó. Phủ đất lên gốc chỉ chừa lại những chồi non nhỏ rồi tưới nước cho cây.
  • Bạn cũng có thể trồng cây cần tây trong vườn thay vì chậu, tùy thích.
1631587042131.png

Phần 2: Trồng cây cần tây từ hạt giống​

1. Ngâm hạt trong bát nước để qua đêm trước khi đem trồng​

Hạt giống cần tây có lớp vỏ cứng bên ngoài khiến cho nước khó ngấm vào khi gieo chúng vào đất. Để chuẩn bị gieo hạt, bạn hãy đổ hạt vào một cái tô và đổ nước lạnh vừa đủ ngập hạt. Đặt chúng sang một bên ở nhiệt độ phòng và để chúng ngâm qua đêm.
  • Bạn cũng có thể thử ngâm hạt trong trà hoa cúc mát lạnh. Trà có chứa tannin được cho là có tác dụng làm mềm lớp vỏ cứng của hạt.
  • Nhưng tốt hơn hết là bạn nên xử lý hạt theo đúng hướng dẫn trên bao bì của từng loại hạt giống.
1631587520833.png

2. Để ráo hạt và trồng vào chậu​

Đặt một cái rây lưới mịn trên bồn nước và đổ bát ngâm hạt cần tây vào đó. Sau đó, cho ít nhất 20cm đất sạch vào chậu, rải hạt lên trên và phủ một lớp đất mỏng khoảng 0,6 cm. Không ấn hạt xuống đất.
  • Chọn chậu có lỗ thoát nước, điều này giúp đất không bị đọng nước.
1631587992444.png

3. Tưới nước cách ngày​

Bạn không nên để đất bị khô, nếu không hạt cần tây sẽ không nảy mầm. Tưới đủ nước để làm ẩm đất, nhưng không tưới quá nhiều sẽ gây ngập úng.
  • Bạn có thể đổ đầy nước vào bình xịt sạch và phun sương cho đất mỗi ngày để tránh việc không tưới nước quá nhiều.
1631588595229.png

4. Đặt chậu ở nơi ấm áp và có ánh nắng mặt trời​

Giữ nhiệt độ phòng từ 16 - 21 độ C để hạt có điều kiện phát triển tốt nhất, ví dụ bạn có thể đặt chậu lên bệ cửa sổ đầy nắng.
  • Nếu bạn lo lắng hạt giống không nhận được đủ ánh sáng mặt trời, hãy đặt một chiếc đèn LED hoặc đèn huỳnh quang phía trên chậu trồng.
1631599403266.png

5. Tách chậu khi cây cần tây con phát triển được khoảng 5 cm​

Nếu bạn để tất cả các cần tây phát triển trong cùng một chậu, chúng sẽ chen chúc lẫn nhau và không đạt được kích thước đầy đủ. Khi cây cần tây non cao khoảng 5 cm, bạn hãy trồng mỗi cây vào mỗi chậu riêng.
  • Bạn có thể trồng cần tây con ngoài sân vườn thay vì để chúng trong chậu. Trồng các cây con nối tiếp nhau, cách nhau từ 20 đến 25 cm. Nếu bạn trồng nhiều hơn 1 hàng, hãy giữ khoảng trống 25 cm giữa mỗi hàng.
1631600514539.png

Biên dịch: Thích Làm Vườn
Nguồn: wikiHow (www.wikihow.com/Grow-Celery-Indoors)

  • Article
Cách trồng cây lê

moritz-kindler-R-rBO2hUHqk-unsplash.jpg

Trồng cây lê sẽ thêm phần đáng yêu cho ngôi nhà hoặc khu vườn của bạn, và hơn nữa cây còn cho ra quả ngon ngọt. Cây lê gieo từ hạt không phát triển giống như cây mẹ của chúng, nên cây lê thường được ghép cành từ một cây lê có sẳn rồi được ghép vào một gốc ghép. Để cây kết trái hiệu quả, bạn nên trồng 2 cây lê gần nhau để chúng giao phấn với nhau.

Phần 1: Chọn vị trí trồng phù hợp​

1. Chọn nơi có ánh nắng mặt trời 6 giờ mỗi ngày​

Cây lê cần nhiều nắng, nghĩa là khoảng 6 tiếng nắng mỗi ngày. Bạn hãy thử quan sát sân vườn của mình trong suốt một ngày nắng để xem những khu vực nào có nhiều nắng. Chọn vị trí có ít nhất 6 giờ ánh nắng mặt trời để đặt cây lê.
  • Nếu bạn trồng 2 cây, hãy trồng chúng cách xa nhau.
wikiHow.jpeg

2. Kiểm tra độ pH của đất để đảm bảo nằm trong khoảng 6-7​

Cây lê phát triển tốt nhất trong đất hơi chua, vì vậy điều quan trọng là phải giữ độ pH dưới 7. Bạn hãy mua một bộ kiểm tra độ pH cho đất từ cửa hàng vật tư làm vườn. Sau đó, làm theo hướng dẫn để kiểm tra độ pH của đất. Nếu nó không nằm trong khoảng 6-7, hãy thực hiện một số thủ thuật để đất có được độ pH thích hợp.
  • Nếu độ pH của đất trên 7, hãy bổ sung chất hữu cơ như than bùn, lá hoai mục hoặc lá thông để giảm độ pH.
  • Nếu độ pH của đất dưới 6, hãy thêm khoảng 220g vôi dolomit hoặc vôi sống để tăng độ pH.
1631521423738.png

3. Kiểm tra xem đất có thoát nước tốt hay không, để cây không bị úng nước​

Để xem đất có thoát nước tốt hay không, bạn hãy ra ngoài sân vườn sau một cơn mưa bão để quan sát các vũng nước. Nếu đất thoát nước tốt, bạn sẽ không thấy đọng nhiều nước. Nếu bạn nhìn thấy đọng nhiều nước, nghĩa là đất của bạn đang không thoát nước. Để khắc phục, hãy trộn mùn vào đất để cải thiện hệ thống thoát nước, hoặc lắp đặt ống thoát nước để hút nước ra khỏi cây.
  • Nếu bạn không muốn đợi mưa bão, hãy dùng vòi nước để phun nước vào sân xem có thoát nước không.
1631522382699.png

Phần 2: Chuyển dời cây con​

1. Lấy cây ra khỏi chậu​

Gõ nhẹ vào hai bên chậu để nới lỏng rễ, sau đó nhấc cây ra và trồng nó xuống đất.
  • Hãy cẩn thận khi bạn xử lý cây lê. Hãy nhớ rằng cây lê thường có phần ghép ngay trên phần gốc nên có thể dễ bị nứt.
1631522858194.png

2. Xoay cây nằm nghiêng để bạn có thể kiểm tra bộ rễ​

Nghiêng cây sang một bên để bộ rễ lộ ra ngoài, bạn hãy kiểm tra để đảm bảo rằng bộ rễ khỏe mạnh và đang phát triển vươn rộng ra.
  • Nếu bạn nhận thấy bất kỳ nhánh rễ nào bị mềm nhão hoặc có mùi hôi, hãy dùng kéo cắt bỏ chúng đi.
  • Bạn có thể nhẹ nhàng loại bỏ bớt đất bao quanh rễ nếu cần.
1631523340327.png

3. Dùng kéo cắt tỉa rễ xoắn​

Đôi khi rễ mọc xoắn vào nhau nhất là khi cây trồng trong chậu. Những rễ này sẽ làm nghẽn các rễ khác, làm chậm sự phát triển của cây. Để đảm bảo rễ cây có thể phát triển lan rộng ra đúng cách, bạn hãy cắt tỉa bỏ đi các rễ xoắn.
  • Những rễ bị cắt sẽ phát triển trở lại theo thời gian. Khi chúng ở trong đất, những rễ này sẽ lại mọc lan rộng ra.
1631523844061.png

4. Đào một cái hố rộng và sâu gấp đôi bộ rễ​

Dùng xẻng để xúc đất ở vị trí bạn muốn trồng cây, tạo một lỗ vừa đủ sâu để chứa bộ rễ, sau đó mở rộng lỗ cho đến khi nó rộng gấp đôi so với bộ rễ.
  • Rễ cần mọc lan rộng ra sau khi trồng xuống đất, vì vậy chúng cần thêm không gian đất tơi xốp xung quanh để phát triển.
1631524121659.png

5. Đặt cây vào lỗ với vết ghép cao hơn mặt đất từ 5 đến 10cm​

Đặt cây vào ngay chính giữa lỗ đã đào, cần đảm bảo mối ghép phải nằm trên mặt đất để cây sẽ phát triển đúng cách.
  • Nếu vết ghép nằm dưới mặt đất, thân cây có thể mọc rễ mới cạnh tranh với rễ ghép trên thân cây. Trong một số trường hợp, điều này có thể ngăn cây đơm hoa kết trái hoặc có thể khiến nó phát triển đến kích thước lớn hơn.
1631525371524.png

6. Nới lõng bộ rễ khi đặt vào hố trồng, không làm uốn cong hoặc xoắn rễ​

Nhẹ nhàng kéo tơi rễ ra, nới lỏng chúng và dàn đều xuống đáy hố. Điều này sẽ giúp cây dễ bén rễ vào đất và sinh trưởng tốt.
  • Đừng mạnh tay kéo tơi rễ hoặc cố gắng tách chúng ra xa nhau. Mặc dù việc duỗi tơi rễ là điều tốt, nhưng bạn đừng quá mạnh tay vì có thể sẽ gây hại cho chúng.
1631526178686.png

7. Lấp 1/3 phân ủ và 2/3 đất vào hố​

Phân ủ bổ sung chất dinh dưỡng cho đất và giúp thoát nước. Trộn phân và đất, đổ vào hố khoảng 5 đến 10 cm, vỗ nhẹ chúng xuống để loại bỏ khí bên trong, sau đó thêm đất và phân trộn cho đến khi lấp đầy hố.
  • Bạn có thể mua đất trộn sẵn phân ủ nếu muốn.
1631526688152.png

8. Tưới nước cho cây để giúp ổn định rễ​

Sau khi bạn đã trồng cây xuống đất, hãy sử dụng vòi làm vườn hoặc bình tưới để tưới nước cho đất xung quanh cây. Điều này giúp cây cố định trong lỗ và bén rễ.
  • Nếu lớp đất mặt bị hụt xuống sau khi tưới nước, hãy đổ thêm đất và phân trộn để nâng cao trở lại, sau đó tưới nước lên mặt đất một lần nữa. Lặp lại điều này cho đến khi mặt đất bằng phẳng xung quanh cây.
1631527151714.png

Phần 3: Trồng cây lê trong chậu​

1. Chọn cây được dán nhãn dành cho trồng trong chậu.​

Cây lê trồng trong chậu sẽ không thể phát triển hết cỡ, vì vậy điều quan trọng là bạn phải lấy một cây ghép vào rễ một cây nhỏ hơn. Thông thường, những cây này được dán nhãn “C” cho chậu trồng. Hãy chắc chắn rằng cây bạn chọn có thể được trồng trong chậu.
  • Nếu bạn mua một cây có kích thước thông thường, nó sẽ không thể sống tốt trong chậu.
1631527504902.png

2. Chọn chậu có đường kính từ 45 đến 50 cm​

Bạn sẽ cần một cái chậu lớn vừa đủ để cho một cây lê nhỏ. Bằng cách này, hệ thống rễ sẽ không phát triển quá lớn, vì có thể ảnh hưởng đến diện mạo tổng thể của cây lê cảnh. Bạn có thể sử dụng bất kỳ vật liệu chậu nào tùy thích.
  • Ví dụ: bạn có thể sử dụng chậu bằng nhựa hoặc gốm cho cây lê của mình.
1631530817810.png

3. Cho vụn bê tông hoặc đất sét vào đáy chậu để tạo độ ẩm​

Cây lê cần độ ẩm nhưng cũng phát triển mạnh với đất có khả năng thoát nước tốt. Bạn hãy đặt các mảnh bê tông hoặc đất sét dưới đáy chậu, chúng sẽ giúp bảo vệ rễ cây khỏi lượng nước dư thừa đồng thời giúp tăng cường độ ẩm.
  • Bạn có thể mua vụn bê tông hoặc đất sét từ cửa hàng vật tư. Ngoài ra, bạn cũng có thể đập vỡ chậu đất sét cũ để tận dụng các mảnh vụn đó.
1631531205987.png

4. Đặt cây vào chậu với vết ghép cách mặt chậu từ 5 đến 10 cm​

Đặt cây vào giữa chậu, sau đó kiểm tra xem phần ghép cành có nằm phía trên mặt chậu hay không. Điều này đảm bảo rằng thân cây sẽ không mọc rễ mới.
  • Nếu vết ghép nằm dưới đất thì thân cây sẽ mọc rễ mới. Những rễ này sẽ sinh trưởng thành một cây lê có kích thước đầy đủ, cây lê lùn dành cho trồng chậu thì được ghép bằng một cây non có kích thước bình thường vào một bầu rễ cây giống nhỏ hơn.
1631531648975.png

5. Phủ lên bộ rễ 1/3 phân hữu cơ và 2/3 đất sạch trồng chậu​

Thêm phân trộn vào đất làm tăng chất dinh dưỡng trong đất và giúp thoát nước. Trộn phân và đất với nhau khi bạn cho chúng vào chậu. Khi bạn lấp đất, hãy vỗ nhẹ xuống để không có chổ nào bị rỗng.
  • Để thuậ tiện, bạn có thể dùng đất trộn sẳn phân hữu cơ được bán tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp.
1631532026341.png

6. Tưới nước cho cây để ổn định rễ​

Khi cây lê đã được đưa vào chậu, bạn hãy dùng vòi hoặc bình tưới để tưới cây. Tưới một lượng nước vừa đủ lên cây để làm thấm đất. Điều này giúp rễ bám vào đất.
  • Nếu mực đất trong chậu bị hụt xuống sau khi tưới, bạn hãy đổ thêm đất, sau đó tưới nước lại cho cây.
1631532265798.png

Biên dịch: Thích Làm Vườn
Nguồn: wikiHow (www.wikihow.com/Plant-a-Pear-Tree)

  • Article
Cải tạo đất sét bằng peat moss.

1631257451569.jpeg

Peat moss - Rêu than bùn thường được khuyên dùng như một chất cải tạo cho tất cả các loại đất. Đất sét là một trong những kết cấu đất khó xử lý nhất, đòi hỏi nhiều không gian giữa các hạt đất để không khí và nước có thể dễ dàng di chuyển. Sự kết hợp giữa rêu than bùn và đất sét có thể mang lại nhiều lợi ích cho cây trồng, nhưng khi bạn hiểu được các đặc tính riêng biệt của từng loại sẽ cho phép bạn đưa ra những lựa chọn có lợi nhất cho cây của mình.

Đất sét

Các hạt tạo nên đất sét phẳng, nó giống như những tấm nhỏ. Chúng xếp chồng lên nhau dễ dàng, có rất ít không gian giữa chúng do đó không có đủ không khí cho rễ cây. Chúng làm cho kết cấu đất trở nên đặc, dính và đòi hỏi phải xử lý khéo léo. Việc làm đất khi đất đang ướt hoặc đứng trên luống sẽ nén đất lại và làm giảm không gian giữa các hạt đất. Đất sét giữ độ ẩm và chất dinh dưỡng tốt, nhưng khó hấp thụ nước khi đã khô. Biện pháp khắc phục được khuyến nghị cho đất có nhiều sét là chất hữu cơ. Các chất hữu cơ không chỉ giữ nước và chất dinh dưỡng giống như một miếng bọt biển, chúng còn phân rã thành một chất dính gọi là mùn sẽ liên kết các hạt đất sét với nhau thành các hạt giống như cát, để lại nhiều không gian hơn trong đất.
• Rêu than bùn thường được khuyên dùng như một chất bổ sung cho tất cả các loại đất.
• Việc làm đất khi đất còn ướt hoặc đi lại nhiều trên luống sẽ làm đất nén chặt và làm giảm thêm không gian trong đất.

Rêu than bùn

Rêu than bùn là phần còn lại của một loại rêu sphagnum đã chết hoặc phân hủy một phần, mọc ở các đầm lầy có độ axit cao. Các đầm lầy càng tồn tại lâu, các lớp rêu chết càng được tích lũy dày hơn, cuối cùng để lại lớp than bùn màu nâu, dày đặc. Hầu hết rêu than bùn được bán hiện nay đến từ Bắc Âu và Canada và thường là rêu sphagnum đã phân hủy một phần chứ không phải là những khối dày đặc đã được đốt làm nhiên liệu vài trăm năm trước. Than bùn có tính axit và rất ít chất dinh dưỡng. Để vận chuyển, nó được làm khô kỹ lưỡng và rất khó bị ướt trước khi sử dụng. Để làm ướt chúng, bạn cần một ít xà phòng và nên dùng nước nóng thay vì nước lạnh.​

1631257374332.png

Rêu sphagnum
Trộn chúng vào đất

Rải một lớp rêu than bùn ẩm dày 5 cm lên mặt đất mà bạn muốn cải tạo. Không trộn khi đất còn ướt. Chờ cho đến khi đất khô khoảng 1-2 cm trên bề mặt rồi mới trộn rêu than bùn tạo thành lớp dày khoảng 5 cm. Hãy cẩn thận để tránh dẫm lên mặt đất mới được trộn nếu có thể.

• Rêu than bùn là phần còn lại của rêu sphagnum đã mục nát hoặc phân hủy một phần mọc trên đỉnh các vũng lầy có độ chua cao.
• Trải một lớp rêu than bùn ẩm dày 5cm lên lớp đất mà bạn muốn cải tạo.

Điều chỉnh

Vì than bùn có tính axit, nên nó là một lựa chọn tuyệt vời để cải tạo đất nếu bạn muốn trồng việt quất, đỗ quyên hoặc các loại cây ưa axit khác. Nếu trồng vườn rau, nên bổ sung thêm bột đá vôi để nâng độ pH lên gần trung tính. Hầu hết các loại rau thích đất hơi chua đến trung tính từ 6,5 đến 7,0. Khoai tây là một ngoại lệ, nó thích độ pH dưới 6,0.

Bảo dưỡng

Rêu than bùn phân hủy chậm, nó mất vài năm để có thể chuyển thành mùn, trong khi phân hữu cơ có thể biến mất hoàn toàn trong vòng chưa đầy một năm. Chất mùn liên kết các hạt đất sét, nhưng chất xơ giúp làm thoáng đất và tạo nhiều không gian hơn cho đất sẽ biến mất sau khi phân hủy. Do đó, để tiếp tục duy trì cấu trúc đất, bạn phải tiếp tục bổ sung nhiều chất hữu cơ hơn mỗi năm, để liên tục bổ sung kết cấu xơ cho đất.

• Vì than bùn có tính axit, nên đây là một lựa chọn tuyệt vời nếu bạn muốn trồng việt quất, đỗ quyên hoặc các loại cây ưa axit khác.
• Rêu than bùn phân hủy chậm, nó mất vài năm để chuyển thành mùn, trong khi phân hữu cơ có thể biến mất trong vòng chưa đầy một năm.

Rêu than bùn có tác dụng gì đối với đất?

Rêu than bùn là một vật liệu hữu cơ mà những người làm vườn đã sử dụng như một chất cải tạo đất trong nhiều thập kỷ. Nó là phần còn lại của thực vật sau khi chết trong các khu vực đầm lầy. Bạn có thể dễ dàng mua nó từ các cửa hàng làm vườn, vườn ươm và cửa hàng lớn với nhiều gian hàng, rêu than bùn mang lại nhiều lợi ích khi nó được trộn vào lớp đất mặt hoặc đất trồng.

  • Độ ẩm
Rêu than bùn có khả năng hút nước đặc biệt. Rêu than bùn chứa 90% là nước. Khi rêu than bùn được thu hoạch và phơi khô, nó có thể tái hấp thu và lưu trữ trong nước gấp 20 lần trọng lượng của nó. Thêm rêu than bùn vào đất làm tăng khả năng giữ ẩm của đất, có nghĩa là rễ cây giữ được ẩm lâu hơn nhiều và bạn có thể giảm lượng nước tưới.
  • Chất dinh dưỡng
Rêu than bùn, được cấu tạo chủ yếu từ rêu sphagnum, bản thân nó không bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho đất. Tuy nhiên, nó hấp thụ và giữ lại các chất dinh dưỡng có trong đất – từ tự nhiên hoặc từ phân bón - làm cho chúng luôn hữu dụng cho cây trồng. Đất không có khả năng lưu trữ chất dinh dưỡng sẽ cần được bón nhiều phân hóa học hơn để giữ cho cây khỏe mạnh.
  • Cấu trúc đất
Rêu than bùn nhẹ, mềm và vụn hơn hầu hết các loại đất. Trộn rêu than bùn vào đất làm thay đổi kết cấu của đất, làm cho đất trở nên thông thoáng và tăng số lượng khoảng trống trong cấu trúc đất. Đất tơi hơn, nhẹ hơn có khả năng giữ nước tốt hơn và cho phép không khí lưu thông trong đất, dẫn đến rễ cây được cung cấp nhiều oxy để thở hơn. Những phẩm chất này đặc biệt quan trọng nếu đất của bạn có nhiều sét và dễ bị đóng thành một khối cứng mà nước, không khí và rễ cây khó xâm nhập.
  • Thêm than bùn vào đất
Đối với luống trồng mới, trộn 5 cm rêu than bùn vào 30 cm đất mặt trước khi trồng. Đối với các luống đang trồng cây, hãy cẩn thận đào sâu xuống từ 15 đến 20 cm, cẩn thận để không làm xáo trộn rễ của cây đã mọc. Thêm 3 đến 5 cm rêu than bùn và trộn với đất. Khi trồng cây mới, hãy đào một cái hố rộng gấp hai lần bầu rễ của cây. Đổ hỗn hợp rêu than bùn, đất vườn và phân trộn vào xung quanh gốc.

Nguồn: https://www.gardenguides.com/

  • Article
Cách trồng cải xoăn (kale) trong nhà

brian-mcgowan-w46WZBxI_uk-unsplash.jpg


Cải xoăn là một loại rau ăn lá, giàu chất dinh dưỡng mà bạn có thể trồng trong nhà quanh năm. Bạn có thể gieo hạt vào khay, đợi hạt nảy mầm phát triển thành cây con, sau đó trồng cây con vào chậu lớn hơn để chúng tiếp tục phát triển. Cây cải xoăn cần được cung cấp nhiều độ ẩm và ánh sáng để phát triển mạnh. Cải xoăn là một nguyên liệu tuyệt vời cho món salad, sinh tố và nhiều món ăn bổ dưỡng khác.

Phần 1: Gieo hạt​

1. Chuẩn bị khay ươm hạt giống​

Chuẩn bị khay/vĩ ươm hạt có lỗ thoát nước dưới đáy. Sử dụng hổn hợp ươm hạt đổ vào khay tầm 7 - 10cm. Phun sương hoặc tưới một chút nước lên bầu ươm để làm ẩm hỗn hợp.
  • Hạn chế sử dụng đất vì nó có thể bị vón cục và khiến không thoát nước tốt.
  • Cố gắng tìm & sử dụng các hỗn hợp giá thể chuyên dùng để trồng rau.
  • Bạn cũng có thể tự làm hỗn hợp trồng mà không cần đất bằng cách sử dụng các giá thể như tro trấu, sơ dừa, phân ủ hoặc phân trùn quế.
  • Bạn có thể mua khay ươm hạt và hỗn hợp trồng không đất tại các cửa hàng bán vật tư làm vườn hoặc đặt mua qua mạng.
1631334396328.png

2. Gieo hạt cải xoăn vào bầu ươm​

Rắc 2-3 hạt cải xoăn vào mỗi bầu ươm, lấp khoảng 1,3cm giá thể ươm hạt lên hạt giống, làm ẩm hổn hợp ươm hạt một lần nữa nếu nó khô.

1631346260850.png

3. Bọc khay ươm hạt lại và đặt nó ở nơi ấm áp​

Để hạt cải xoăn nảy mầm, chúng cần được giữ ấm và ẩm. Bạn hãy bọc khay ươm bằng túi ni lông để tạo độ ẩm & ấm. Đặt khay ở nơi nào đó luôn ấm áp.
  • Hạt giống sẽ không cần ánh sáng mặt trời để nảy mầm.
1631346505152.png

4. Giữ ẩm bầu ươm trong suốt 4 tuần tiếp theo​

Hãy đảm bảo rằng hạt không bị khô, nếu bị khô chúng sẽ không thể nảy mầm được. Kiểm tra khay vài ngày một lần để đảm bảo bầu ươm vẫn còn ẩm. Phun sương hoặc tưới nước khi cần thiết để duy trì độ ẩm.
  • Cây con sẽ trồi lên trong vòng 4 tuần sau khi gieo hạt.
1631346956280.png

Phần 2: Trồng cây con vào chậu​

1. Chuẩn bị chậu trồng cải xoăn kích thước rộng và sâu ít nhất 30cm​

Một cây cải xoăn trưởng thành sẽ cần chậu cỡ sâu & rộng bằng nhau tầm 30cm. Lưu ý chọn chậu có lỗ thoát nước ở đáy. Sử dụng cùng loại hổn hợp giá thể mà bạn dùng để ươm hạt để trồng cây, đổ vào khoảng 3/4 chậu.
  • Nếu bạn định trồng nhiều cây trong cùng một chậu, hãy cố gắng sắp xếp cho mỗi cây không gian khoảng 30cm để phát triển.
  • Chậu có thể làm bằng mọi chất liệu miễn là đủ rộng và có lỗ thoát nước.
1631347507368.png

2. Nhẹ nhàng lấy cây con ra khỏi khay​

Dùng ngón tay để nới lỏng hỗn hợp trồng dính xung quanh mỗi cây. Gỡ từng cây con nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương rễ. Nghiêng khay hạt giống sang một bên để lấy cây ra dễ dàng hơn.
  • Nếu khay hạt giống của bạn làm bằng nhựa dẻo, bạn chỉ cần bóp nhẹ phần đáy mỗi bầu ươm, cây con sẽ được lấy ra một cách dễ dàng.
1631347813779.png

3. Trồng từng cây một, phủ hổn hợp trồng kín cổ rễ​

Tạo một lỗ nhỏ trong mỗi chậu với kích thước cỡ rễ cây con cải xoăn, nhẹ nhàng trồng cây con vào, đổ hỗn hợp chất trồng vào khoảng trống xung quanh rễ, đủ để che phủ toàn bộ rễ.
  • Không lấp hổn hợp trồng vào thân cây.
1631348433055.png

4. Tưới nước vừa đủ để giữ ẩm​

Tưới nước xung quanh gốc cây để giữ ẩm, dừng lại nếu nước bắt đầu đọng lại trong chậu. Tưới quá nhiều nước có thể khiến cây bị úng và có thể gây thối rễ.
  • Bạn cần tưới nước cho cải xoăn trồng trong chậu nhiều hơn so với cây cải xoăn trồng ngoài trời.
  • Tưới nước cho cây vài ngày một lần hoặc bất cứ khi nào bạn thấy giá thể trồng bị khô.
1631350526125.png

5. Đặt chậu cải xoăn ở nơi có ít nhất 4 giờ nắng mỗi ngày​

Cải xoăn cần ít nhất một phần ánh nắng mặt trời để sinh trưởng và phát triển. Nếu có thể, bạn hãy đặt chậu cải xoăn ở cạnh cửa sổ quay mặt về hướng Nam. Nhưng nếu nhiệt độ thời tiết nắng nóng quá cao, bạn hãy đặt chúng ở nơi bán râm để tránh bị tổn thương do ánh nắng mặt trời.
  • Nếu nhiệt độ hơn 21°C, hãy di chuyển cây cải xoăn đến nơi bán râm.
1631349241724.png

6. Bố trí đèn trồng cây nếu nhà bạn không có nhiều ánh sáng mặt trời​

Để trồng rau xanh trong nhà mà không có ánh sáng mặt trời, bạn cần một hệ thống chiếu sáng cung cấp phổ quang cần thiết cho cây. Hãy mua một bộ 2 hoặc 4 bóng đèn huỳnh quang, kết hợp cả bóng trắng mát và vàng ấm. Hãy đảm bảo rằng bạn có đủ ánh sáng để phủ đều cho cây.
  • Những bóng đèn này chỉ nên được bật ít nhất 4 giờ một ngày để mô phỏng ánh sáng mặt trời tự nhiên.
  • Đặt cây dưới ánh đèn cách xa ít nhất 15cm để tránh quá nóng.
  • Bạn có thể mua đèn trồng cây tại các cửa hàng bán vật tư làm vườn hoặc đặt mua qua mạng.
  • Hãy thay bóng đèn huỳnh quang khi các đầu đèn chuyển sang màu đen.
  • Một lựa chọn khác là bạn có thể mua đèn trồng cây LED T-5, nó đắt hơn đèn huỳnh quang nhưng sử dụng ít năng lượng hơn.
1631349931902.png

7. Tỉa cây cải xoăn để làm chậm quá trình chúng đâm chồi​

Cắt tỉa cải xoăn thường xuyên sẽ ngăn chúng không đơm bông kết hạt quá nhanh. Khi cây cải xoăn của bạn bắt đầu trưởng thành, hãy nhẹ nhàng nhổ bỏ các lá già bên ngoài của chúng. Hãy cắt bỏ lá ngay gần gốc cây để tránh bị hư hại.
  • Hầu hết các cây cải xoăn trưởng thành trong vòng 55 đến 65 ngày.
  • Cắt tỉa vài ngày một lần hoặc bất cứ khi nào cần thiết.
  • Các lá già vẫn còn ngon, vì vậy bạn có thể rửa sạch và làm món salad, sinh tố hoặc các món ăn khác.
1631350239039.png

Biên dịch: Thích Làm Vườn
Nguồn: wikiHow (www.wikihow.com/Grow-Kale-Indoors)

Câu chuyện nhà vườn

Bên trên