
Google Maps là trợ thủ đắc lực cho những người lần đầu tiên khai phá các địa điểm mới, lập bản đồ địa hình, làm công tác quy hoạch,... Một ứng dụng quen thuộc như vậy nhưng bạn đã biết cách xem, xác định kinh độ vĩ độ trên Google Maps bằng điện thoại hay laptop hay chưa? Đừng lo lắng, vì bài viết này sẽ hướng dẫn cho bạn.
Google Maps là ứng dụng tìm kiếm bản đồ, giúp việc tìm đường trở nên dễ dàng. Với kho dữ liệu về đường xá đầy đủ, Google Maps được xem là bản đồ toàn diện và chính xác của 220 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Định dạng một tọa độ đúng là như sau:
- Định dạng tọa độ để chúng hoạt động trên Google Maps:
- Vĩ độ trước rồi đến kinh độ.
- Sử dụng dấu chấm làm dấu tách chữ số thập phân, không phải dấu phẩy.
- Chính xác: 41.40338, 2.17403
- Không chính xác: 41,40338, 2,17403
- Kiểm tra xem số đầu tiên trong tọa độ theo vĩ độ của bạn có nằm trong khoảng từ -90 đến 90 hay không.
- Kiểm tra xem liệu số đầu tiên trong tọa độ theo kinh độ có nằm trong khoảng từ -180 đến 180 hay không.
- Các thí dụ mẫu toạ độ:
- Độ, phút và giây (DMS): 41°24'12.2", 2°10'26.5"
- Độ và phút thập phân (DMM): 41 24.2028, 2 10.4418
- Độ thập phân (DD): 41.40338, 2.17403
Cách xem, lấy kinh độ, vĩ độ trên Google Maps bằng điện thoại
Bước 1: Mở ứng dụng Google Maps > Nhập tên để tìm địa điểm > Nhấn vào địa điểm bạn muốn xem, lấy kinh độ, vĩ độ.
Tìm kiếm địa chỉ muốn xem và lấy kinh độ, vĩ độ trên Google Maps
Bước 2: Nhấn đè để thả ghim vị trí muốn xem, lấy kinh độ, vĩ độ.
Nếu bạn không thấy kinh độ và vĩ độ hiển thị, bạn có thể phóng to sau đó chọn vị trí gần điểm cần lấy kinh độ và vĩ độ, nó sẽ cho ra kết quả gần chính xác nhất.

Thả ghim, xem và lấy kinh độ, vĩ độ trên Google Maps
Bước 3: Copy tọa độ ở ô tìm kiếm để lấy toạ độ.
Trên máy tính hay trên các thiết bị khác, Bạn có thể dùng web của Google map và làm tương tự để lấy toạ độ (location).
Kinh tuyến là gì?![]()
Kinh tuyến là một nửa đường tròn trên bề mặt Trái Đất, nối liền Địa cực, chỉ hướng Bắc - Nam và cắt thẳng góc với đường xích đạo. Đường kinh tuyến có độ dài khoảng 20.000km.
Đường kinh tuyến chạy qua đài quan sát thiên văn tại Greenwich thuộc Luân Đôn là kinh tuyến 0° hay còn gọi là kinh tuyến gốc. Mặt phẳng của kinh tuyến 0° và kinh tuyến 180° chia Trái Đất thành Bán cầu đông và Bán cầu tây.
Các loại kinh tuyến khác nhau gồm:
Vĩ tuyến là gì?
- Kinh tuyến từ là các kinh tuyến nối liền các cực từ.
- Kinh tuyến địa lý là những kinh tuyến nối liền các Địa cực.
- Kinh tuyến họa đồ là các đường kinh tuyến vẽ trên bản đồ.
Vĩ tuyến là một vòng tròn tưởng tượng nối tất cả các điểm có cùng vĩ độ, có hướng từ đông sang tây trên Trái Đất. Vị trí trên vĩ tuyến được xác định dựa trên tọa độ của kinh độ. Điểm giao nhau giữa một kinh tuyến và một vĩ tuyến luôn vuông góc. Càng gần cực Trái Đất thì đường kính của vĩ tuyến lại càng nhỏ hơn.
Tham khảo: Google maps, thegioididong.com, quangtrimang.com
Chỉnh sửa lần cuối: