Cách ngăn chặn ngập úng và chống xói mòn đất

Phần 1: Ngăn chặn xói mòn đất​

1. Thêm lớp vật liệu phủ xung quanh gốc cây để bảo vệ đất​

Rải một lớp phủ hữu cơ dày khoảng 2,5–5cm xung quanh tất cả gốc cây. Điều này làm chậm lượng mưa và giúp ngăn chặn sự xói mòn đất và hư hại rễ khi có bão lớn. Ngoài ra, lớp vật liệu phủ cũng giúp kiểm soát cỏ dại và giữ ẩm cho đất.
  • Bạn cũng có thể sử dụng rơm rạ, gỗ vụn hoặc vật liệu tương tự làm lớp phủ.
1630062484725.png

2. Trồng lớp thực vật che phủ ở những vùng đất trống​

Thực vật che phủ hoạt động tương tự như lớp vật liệu phủ, ngăn không cho hạt mưa rơi xuống đất toàn lực. Bổ sung thêm lớp thực vật này xung quanh cây trồng, cũng như bất kỳ khu vực dốc nào mà nước mưa có thể rơi xuống. Một trong những loại cây che phủ phổ biến nhất là cây cao lương, tuy vậy bất kỳ loại cây thân cỏ nào cũng đều có thể trồng làm lớp thực vật che phủ với tính năng tương tự.
  • Cây che phủ cũng giúp ngăn ngừa xói mòn đất và thất thoát nước, vì vậy chúng rất có lợi cho cánh đồng của bạn.
  • Đây là một kỹ thuật hữu ích cho canh tác không cày xới, vì bạn có thể kiểm soát nước mà không cần đào kênh và mương thoát nước.

1630062871110.png

3. Thêm cây cối và bụi rậm lên các khu vực nương rẫy để ngăn dòng chảy​

Nếu xunh quanh khu vực canh tác của bạn là đồi hoặc gò cao, thì nước mưa có thể chảy xuống và làm úng cây. Do vậy, nên trồng thêm một số cây cối và bụi rậm xung quanh khu vực canh tác để ngăn được một số lượng nước và tránh tác hại của dòng chảy.
  • Cây cối và bụi rậm không hoàn toàn ngăn chặn được dòng nước, nhưng chúng vẫn hữu ích vì sẽ làm nước chảy chậm lại. Nước chảy nhanh có thể làm hỏng rễ và cuốn trôi cây trồng.
  • Hệ thống rễ từ những cây này cũng rất tốt để chống xói mòn đất.
1630111623026.png

4. Để lại một ít phế phẩm cây trồng trên đất sau vụ thu hoạch để có thêm lớp che phủ cho đất​

Phế phẩm cây trồng là tất cả nguyên liệu thừa từ việc thu hoạch, như lá, thân và rễ cây. Hãy để lại khoảng 30% lượng dư thừa đó trên đất sẽ giúp giảm tác động từ lượng mưa.
  • Bạn có thể sử dụng phế phẩm này thay cho vật liệu phủ.
1630112581383.png

Phần 2: Cải thiện hệ thống thoát nước​

1. Đào rãnh thoát nước ở cuối mỗi hàng cây trồng​

Nếu khu vực canh tác của bạn không thoát nước tốt, thì nước có thể đọng lại bên dưới cây trồng và gây thối rễ. Hãy làm rãnh giữa các luống để giúp thoát nước.
  • Nếu bạn đang thực hành theo hướng canh tác không cày xới, thì đây không phải là một kỹ thuật tốt để sử dụng. Trong trường hợp này, tốt hơn nên bảo vệ đất bằng lớp vật liệu phủ hoặc che chắn cho cây trồng.
1630113193783.png

2. Đào mương giữa các hàng cây trồng nếu đất vẫn không thoát nước​

Nếu đất bên dưới cây trồng của bạn vẫn còn bị ngập úng sau khi làm rãnh thoát nước, thì bạn cần cải thiện thêm hệ thống thoát nước một chút.
Đào mương sâu đến 30cm giữa mỗi hàng cây trồng và kết nối nó với các mương ở cuối hàng. Điều này sẽ giúp nước thoát tốt hơn nhiều.
  • Đây cũng là một kỹ thuật xới đất, vì vậy nó sẽ không phù hợp với phương thức canh tác không cày xới.
1630113642064.png

3. Chuyển hướng dòng chảy bằng các con đê xung quanh cây trồng​

Đắp đê bằng cách sử dụng đá, đất hoặc bao cát bao quanh cây trồng, nó tương tự như bức tường chắn để ngăn dòng chảy, không làm ngập cây trồng của bạn. Điều này đặc biệt hiệu quả nếu khu vực trồng trọt bị đồi hoặc gò cao xung quanh.
  • Bạn có thể kết hợp kĩ thuật này với kĩ thuật khác, chẳng hạn như sử dụng đê dẫn nước vào rãnh thoát nước.
  • Nếu bạn đắp đê bằng đất, hãy trồng một ít cỏ lên trên đó. Rễ cỏ cây sẽ giúp đê cố định và ngăn đất bị xói mòn.
1630114155182.png

4. Lên luống cao cho các loại cây mỏng manh hơn hoặc các khu vực bị ngập lụt​

Những luống trồng được nâng cao có thể giúp bạn khắc phục những vấn đề này. Lên luống cao tầm 0,30–0,61m và lấp đất vào. Sau đó, trồng cây vào để rễ của chúng được nâng cao và không bị ngập úng.
  • Đây là một mẹo hay đối với những cây mỏng manh như cà chua.
  • Lên luống cao cũng tốt cho những khu vực ẩm ướt với lượng mưa nhiều.
1630114464083.png

Phần 3: Khôi phục cây trồng sau mưa bão​

1. Quan sát cây để tìm dấu hiệu thối rữa hoặc nấm mốc sau mưa bão​

Ẩm ướt và ấm áp là điều kiện lý tưởng cho nấm mốc phát triển, vì vậy cây trồng có nguy cơ bị ảnh hưởng ngay sau trận mưa bão. Hãy kiểm tra cây trồng của bạn thường xuyên sau những trận mưa lớn cho đến khi mọi thứ khô ráo. Tìm các vết thâm đen, có thể là nấm mốc đang bắt đầu phát triển.
  • Nếu bạn thấy bất kỳ phần nào bị mốc hoặc bị bệnh trên cây, hãy cắt bỏ chúng càng sớm càng tốt trước khi bệnh lây lan.
1630114853387.png

2. Cắt tỉa những cành cây bị hư hại khi cây khô​

Những cây, cành, nhánh bị hư hỏng dễ bị nấm mốc và bệnh tật hơn, vì vậy hãy cắt bỏ những phần đó. Nhưng hãy đợi cho đến khi cây khô rồi mới cắt tỉa, vì độ ẩm sẽ giúp nấm mốc phát triển.
  • Khử trùng kéo cắt của bạn sau mỗi lần cắt bằng dung dịch thuốc tẩy 10%, hoặc cồn tẩy rửa. Điều này ngăn ngừa nấm mốc và vi khuẩn lây lan sang các cây khác.
1630115126479.png

3. Rải muối hoặc thuốc trừ sâu để xua đuổi ốc sên khỏi cây trồng ẩm ướt​

Sên và ốc sên thường hay tìm đến các loại cây trồng ẩm ướt, đặc biệt là sau trận mưa bão, và chúng là loài đặc biệt gây hại. Thật không may, loài này rất khó để loại bỏ. Các thủ thuật phổ biến nhất là rắc một ít muối xung quanh cây trồng ẩm ướt để ngăn chặn ốc sên, hoặc xịt thuốc trừ sâu để xua đuổi chúng.
  • Nếu các phương pháp xua đuổi trên không hiệu quả, còn có một thủ thuật khác là bẫy sên.
  • Luôn làm theo hướng dẫn về bất kỳ hóa chất nào bạn sử dụng để xua đuổi ốc sên.
  • Một số loại thuốc trừ sâu nguy hiểm hoặc độc hại, vì vậy hãy giữ động vật tránh xa chúng.
1630115794666.png

4. Loại bỏ lớp vật liệu phủ hoặc cặn bã bị sũng nước​

Mặc dù lớp vật liệu phủ giúp bảo vệ đất, nhưng nó cũng có thể hỗ trợ nấm mốc và vi khuẩn sinh sôi nếu bị ngâm nước. Nếu sau cơm mưa bão làm lớp phủ của bạn bị sũng nước, hãy xới nó qua một bên và đợi cho lớp đất mặt khô. Khi đất mặt khô trở lại, trải lớp phủ mới.

1630116478036.png

5. Tránh giẫm lên vùng ngập nước để không làm hỏng rễ​

Khi đất ướt sẽ mềm hơn, vì vậy việc dẫm lên đất sẽ đè một lực lên rễ cây và có thể làm hỏng chúng. Hạn chế dẫm lên nó cho đến khi đất khô ráo trở lại.

1630116784387.png

6. Chờ đến vụ mùa sau bón phân lại​

Bạn có thể nghĩ rằng bón phân lại cho cây trồng sau khi mưa là một ý kiến hay, nhưng điều đó thực sự sẽ không giúp cây trồng phục hồi tốt hơn. Hãy chờ đến vụ trồng sau mới bón thêm phân như bạn làm bình thường vào đầu mỗi vụ.
  • Bón lại phân cũng có thể có hại vì trận mưa bão tiếp theo sẽ xả hóa chất vào các nguồn nước địa phương.
1630117058372.png

Biên dịch: Thích Làm Vườn
Nguồn: wikiHow (www.wikihow.com/Protect-Crops-from-Heavy-Rain)
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Thẻ
bảo vệ cây trồng chống đỡ gió mưa to mương ngập úng phục hồi ngập úng thoát nước

Back
Bên trên