Cách trồng cây húng chanh (bạc hà chanh sả, tía tô đất)

victor-serban-whTrv7kvGJY-unsplash.jpg

Cây húng chanh hay còn được gọi là bạc hà chanh sả hay tía tô đất là một loại thảo mộc mát dịu, thuộc họ bạc hà. Như tên gọi, nó mang hương vị của chanh nên rất lý tưởng để làm trà thảo mộc, salad và các món ăn khác. Bạn có thể tìm thấy húng chanh dạng khô ở nhiều cửa hàng thảo mộc, nhưng loại tươi thì hiếm khi có sẵn. Điều tuyệt vời là cây tía tô đất khá dễ trồng nên bạn có thể tự trồng và có nguồn cung cấp ổn định bất cứ khi nào bạn cần. Tất cả những gì húng chanh cần là một chỗ có nắng, đất ẩm và một ít phân bón để cây phát triển khỏe mạnh.

Phần 1: Chọn thời gian và vị trí để trồng​

1. Chọn thời điểm thích hợp để trồng​

Húng chanh phát triển tốt trong thời tiết mát mẻ hơn là lạnh giá, tuy nhiên bạn cũng có thể trồng vào cuối mùa hè khi thời tiết bắt đầu mát mẻ.
  • Bạn cũng có thể trồng húng chanh trong nhà. Chọn một cái chậu lớn, sâu và rộng ít nhất từ 15 đến 20cm và đặt ở vị trí đón được nhiều ánh nắng mặt trời vào ban ngày.
1630804596440.png

2. Mua hạt giống hoặc cây con húng chanh​

Bạn có thể trồng bạc hà chanh sả từ hạt giống hoặc cây con. Thường thì trồng từ cây con sẽ dễ dàng hơn, tuy vậy gieo húng chanh từ hạt giống cũng không khó để nảy mầm.
  • Thông thường, phải mất 6 tuần để hạt húng chanh phát triển thành cây con.
  • Nếu bạn hoặc bạn bè có sẵn cây húng chanh, bạn có thể chiếc lấy một nhánh và đặt nó vào một cốc nước, thay nước hàng ngày cho đến khi nhánh bắt đầu bén rễ, khi đó bạn có thể mang nó ra trồng ngoài trời hoặc trong chậu.
1630805134131.png

3. Chọn vị trí trồng có nhiều ánh nắng mặt trời​

Húng chanh phát triển tốt nhất ở nơi đón được đầy đủ ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, nó cũng ưa bán râm, vì vậy húng chanh có thể sinh trưởng tốt ở nơi có bóng râm vào buổi chiều.
  • Nếu bạn định trồng cây húng chanh ngoài trời, bạn nên trồng chúng trong chậu. Bằng cách đó, bạn có thể dễ dàng di chuyển cây xung quanh sân vườn để tìm vị trí lý tưởng.
1630805387259.png

Phần 2: Trồng cây húng chanh​

1. Sử dụng đất giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt​

Khi chọn đất để trồng cây húng chanh, hãy chọn loại đất sét hoặc đất pha cát thoát nước tốt. Độ pH lý tưởng trong đất trồng húng chanh là từ 6,0 đến 7,5.
  • Hỗn hợp bầu không có đất, chỉ gồm các vật liệu như đá vơ mi (vermiculite), đá trân châu, sơ dừa cũng là những giá thể lý tưởng để trồng húng chanh miễn là bạn bón phân thường xuyên.
1630805999512.png

2. Bổ sung phân bón tan chậm vào đất​

Húng chanh không cần nhiều phân bón để cây phát triển khỏe mạnh. Tuy vậy, bạn vẫn nên trộn một ít phân bón tan chậm vào đất khi trồng để đảm bảo rằng cây nhận được nguồn cung cấp chất dinh dưỡng ổn định theo thời gian.
  • Phân bón tan chậm với tỷ lệ đạm, lân và kali là 19-19-19 là loại phân bón lý tưởng để trồng húng chanh.
  • Hãy nhớ đọc thông tin trên tem nhãn phân bón để xác định lượng thích hợp cần bổ sung cho cây húng chanh và tần suất cần bón lại.
1630806241308.png

3. Gieo húng chanh đều khắp mặt đất trồng​

Khi thời điểm gieo hạt đến, bạn nên gieo hạt có khoảng cách thích hợp vì cây có thể lan nhanh khi sinh trưởng. Rải hạt giống hoặc trồng cây con xuống đất với khoảng cách giữa các cây cách nhau ít nhất 30 đến 40cm.
  • Bạn có thể cắt tỉa bớt cây con khi chúng phát triển để có đủ không gian giữa các cây.
1630806763417.png

Phần 3: Chăm sóc cây húng chanh​

1. Tưới nước cho húng chanh hàng tuần​

Húng chanh cần đất luôn ẩm để cây phát triển khỏe mạnh. Tốt nhất nên tưới theo lịch hàng tuần, đảm bảo tưới đều cho cây để bề mặt ẩm nhưng không đọng nước.
  • Nếu bạn trồng ở nơi có khí hậu nóng hoặc thời tiết đặc biệt hanh khô, bạn cần tưới nước cho cây húng chanh hai lần một tuần. Tốt nhất là nên kiểm tra đất hàng ngày để đảm bảo rằng nó vẫn còn ẩm.
  • Chú ý không tưới quá nhiều nước cho húng chanh vì bệnh phấn trắng có thể phát triển.
1630807096863.png

2. Bổ sung vật liệu phủ cho cây húng chanh hàng năm​

Để giữ ẩm cho đất và cung cấp thêm chất dinh dưỡng, bạn nên thêm lớp vật liệu phủ xung quanh cây húng chanh mỗi năm một lần. Chọn lớp phủ hữu cơ và trải dày khoảng 5cm xung quanh gốc cây.
  • Lớp vật liệu phủ hữu cơ bao gồm phân ủ, lá cây, rơm, trấu, vụn gỗ, sơ dừa...
  • Nếu lớp phủ xung quanh cây bị thối rửa hoặc thổi bay, bạn cần bổ sung thêm nhiều hơn một lần một năm.
1630807676489.png

3. Cắt tỉa hoa và lá úa​

Húng chanh có thể dễ bị nhiễm các bệnh như héo úa do vi nấm và bệnh phấn trắng. Để giữ cho cây khỏe mạnh, hãy cắt bỏ hoa hoặc lá úa khi bạn phát hiện ra chúng. Bạn cũng nên cắt tỉa những chiếc lá khỏe mạnh để đảm bảo không khí lưu thông hiệu quả xung quanh cây.
  • Húng chanh có khả năng tự sinh trưởng rất tốt, vì vậy bất cứ khi nào cây quá lớn, hãy cắt tỉa để cây còn khoảng trống lưu thông không khí.
1630808143125.png

Phần 4: Thu hoạch húng chanh​

1. Cắt bớt cành khi cần thiết​

Để thu hoạch húng chanh làm trà hoặc sử dụng vào các mục đích khác, bạn chỉ cần ngắt bớt cành trên cây. Bạn có thể cắt cành ngay khi cây bắt đầu phát triển, nhưng tốt nhất là bạn nên đợi cho đến khi cây mọc được ít nhất một vài cành.

1630808343597.png

2. Buộc các nhánh húng chanh lại với nhau, đặt trong một khu vực ấm áp để hong khô chúng​

Lá húng chanh tươi rất ngon khi kết hợp trong món salad, sinh tố và các món ăn khác. Bạn cũng có thể phơi khô để bảo quản chúng lâu hơn. Để làm khô lá, gom 5 hoặc 6 thân cây và buộc chúng lại với nhau, treo chúng ở nơi tối và ấm áp trong 1 đến 3 tuần.
  • Nhận biết húng chanh phơi khô đã sẳn sàng là khi bạn cảm thấy chúng khô và giòn khi chạm vào.
1630808803372.png

3. Bảo quản lá khô trong hộp kín​

Sau khi phơi khô húng chanh, bạn hãy bỏ đi phần thân chỉ giữ lại lá nguyên tấm để giữ được hương vị của chúng. Cho lá khô vào lọ hoặc hộp đậy kín khí để bảo quản.
  • Tránh dùng túi ni lông để đựng lá khô vì chúng dễ bị ngưng tụ hơi nước có thể làm hỏng lá húng chanh.
1630809130309.png

Biên dịch: Thích Làm Vườn
Nguồn: wikiHow (www.wikihow.com/Grow-Lemon-Balm)
 
Thẻ
bạc hà chanh sả húng chanh tía tô đất

Back
Bên trên