• Article
Châu Mỹ Gặp gỡ Mauricio Grosso từ Francisco Alvarez, Argentina 🇦🇷

Gặp gỡ Mauricio Grosso từ Francisco Alvarez, Argentina 🇦🇷.

′′ Tôi đã từng được tặng một cây cà chua anh đào và tôi thích thú khi nhìn nó lớn lên và đậu trái. Mình cũng thích nấu nướng với thực phẩm tươi. Điều đó đã thúc đẩy tôi tự trồng đồ ăn của mình.

family.jpeg

Với tôi, trồng thức ăn rất đặc biệt và thú vị. Ta có một hạt giống để nảy mầm và nhìn nó lớn lên trong toàn bộ chu kỳ của nó, điều này mang lại niềm vui cho tôi.

Diện tích canh tác của chúng tôi vào khoảng 800 mét vuông. Chúng tôi trồng các loại cây thông thường như cà chua, khoai tây bắc và ớt, vào mỗi năm chúng tôi lại bổ sung thêm các loại mới. Năm nay chúng tôi có bí đao Tetsukabuto, dưa Kiwano, quả thù lù và ngô cầu vồng.

Chúng tôi bón phân cho đất bằng phân gà nuôi tại vườn và các chất thải hữu cơ hàng ngày. Chúng tôi cũng sử dụng phân trùng quế nữa. Và để đối phó với sâu bệnh gây hại, chúng tôi tận dụng các loài thiên địch vì có một số loại cây tự nhiên thu hút được chúng.

Ban đầu chúng tôi nhận được hạt giống từ một chương trình chính phủ cung cấp có tên là PRO-HUERTA. Sau đó chúng tôi bắt đầu để dành hạt giống từ những mùa vụ đầu tiên và hiện tại chúng tôi đang tự cung tự cấp. Đôi khi chúng tôi mua hạt giống mới lạ từ các nhà cung cấp hữu cơ.

Trở ngại lớn nhất là thời gian chúng ta phải phân bổ giữa chăm sóc vườn và chăm sóc con cái. Trẻ con rất dễ kích thích bởi không gian mà chúng sống và chúng thường rất là hiếu động.

Ngoài việc có thực phẩm an toàn trong tay, chúng ta cũng có thể dạy cho con rằng có một thế giới tự nhiên khác biệt lành mạnh hơn và mang ý nghĩa tinh thần nhiều hơn.

Đôi khi Maite tham gia các chiến dịch trồng rừng hoặc xây dựng vườn cây cho trường học và thế là chúng tôi có một kênh YouTube nơi chia sẻ kiến thức cũng như thúc đẩy lối sống thiên về tự nhiên đến mọi người.

Tôi muốn mọi người kết nối nhiều hơn với thiên nhiên thông qua khu vườn của riêng họ, và trải nghiệm sự tốt đẹp hơn mà nó mang đến cho sức khỏe tinh thần và cả tâm hồn của họ nữa."


www.instagram.com/lahuertadechloe/?hl=es-la
YouTube: youtube.com/c/LahuertadeChloe

Biên dịch: Thích Làm Vườn
Nguồn: Humans Who Grow Food (www.facebook.com/humanswhogrowfood/posts/1359391954407337)

#cauchuyennhavuon #thichlamvuon

  • Article
Một con chuồn chuồn có thể ăn 100 con muỗi/ ngày. Hãy trồng những cây này trong vườn để thu hút chuồn chuồn

Bạn có sợ bi muỗi đốt vào mùa hè? Không chỉ một mình bạn đâu. Việc vô tình thu hút muỗi có thể là yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định có nên đầu tư một ao nước sau nhà của bạn hay không. Ngày nay, bạn vẫn có thể bị muỗi đốt dù bạn ở bất kỳ đâu trên thế giới, và điều đó gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.

chuonchuon.jpeg

Các bệnh lây truyền qua vết muỗi đốt:


Virus Zika: muỗi mang virus Zika thường đốt vào ban ngày. Đây là một trong những lý do quan trọng để bạn phải bảo vệ mignh khỏi bị muỗi đốt suốt cả ngày chứ không chỉ buổi tối. Các triệu chứng ban đầu của virus Zika bao gồm sốt, phát ban, đau khớp và đỏ mắt.

West Nile virus – Virus Phía Tây sông Nile: Cứ 5 người bị nhiễm thì có một người bị sốt và có các triệu chứng khác, và khoảng 1/150 người sẽ chuyển biến nặng hơn.

Virus Chikungunya: Các trường hợp nhiễm Chikungunya được ghi nhận ở Châu Mỹ từ năm 2013. Các triệu chứng bao gồm sốt, đau khớp, nhức đầu, đau cơ và phát ban. Trong khi hầu hết bệnh nhân sẽ hồi phục sau một tuần thì tình trạng đau khớp có thể kéo dài trong vài tháng.

Dengue – Sốt xuất huyết: khoảng 400 triệu người bị mắc sốt xuất huyết mỗi năm. Cứ 4 người bị lây nhiễm virus sẽ có một người bị bệnh. Các triệu chứng bao gồm buồn nôn, nôn mửa, phát ban và đau nhức thường kéo dài từ 2-7 ngày.

Sốt rét: Trung bình có 1.700 ca sốt rét được ghi nhận ở Mỹ mỗi năm. Các triệu chứng bao gồm sốt, ớn lạnh và các triệu chứng cúm. Sốt rét có thể gây ra các biến chứng nặng và gây tử vong nếu không được điều trị.

Hãy hành động để ngăn chặn muỗi đốt​


Nếu bạn đang tìm cách để ngăn chặn muỗi đốt ngoài việc sử dụng các sản phẩm chống muỗi và thắp nến đuổi côn trùng thì mẹ thiên nhiên vẫn còn một giải pháp khác: CHUỒN CHUỒN!

Cả ấu trùng và chuồn chuồn trưởng thành đều săn muỗi. Một nghiên cứu được thực hiện năm 2013 cho thấy, quần thể chuồn chuồn có thể giúp kiểm soát quần thể muỗi một cách tự nhiên.

Ngôi nhà lý tưởng cho chuồn chuồn​


Có nhiều loài chuồn chuồn phát triển ở khắp nơi trên thế giới. Trong giai đoạn đầu của vòng đời, chúng sống bên các con suối và ao nước nhỏ. Khi trưởng thành, chúng có thể đi xa tổ và thường săn mồi ngoài tự nhiên. Một số loài trú đông dưới nước khi còn là nhộng, nhưng những loài khác thường di cư về phía nam nơi có nhiệt độ ấm hơn. Chuồn chuồn không thể bay khi nhiệt độ dưới 18 độ C. Chúng có tuổi thọ chỉ vài tháng hoặc đến vài năm nếu có điều kiện sống tối ưu. Những kẻ săn chuồn chuồn ngoài tự nhiên bao gồm nhện lớn, chim ăn côn trùng và ếch. Chuồn chuồn là loài ăn thịt, và chế độ ăn của chúng bao gồm ruồi, muỗi và các loài côn trùng nhỏ biết bay. (Đừng lo lắng, chúng không cắn hay gây hại cho con người theo bất kỳ cách nào khác).

Xây dựng một khu vườn thân thiện với chuồn chuồn.​


Yếu tố quan trọng để tạo ra một môi trường thân thiện với chuồn chuồn là một hồ nước ngọt ( chẳng hạn như một cái ao – bạn có thể thỏa sức sáng tạo!). Và nhiều loại cây có chiều cao chênh lệch nhau. Hồ nước ngọt của bạn nên có nhiều cây để cung cấp đủ nơi trú ẩn cho chuồn chuồn con khỏi các loài săn mồi như chim. Bạn cũng không nên nuôi ếch ở đó.


Tốt nhất, bạn nên trồng các loại cây bản địa phát triển trong sân nhà của mình, những loại cây sau có tác dụng thu hút chuồn chuồn:

  • Black-eyed susan – Cúc vàng mắt đen
  • swamp milkweed – cây bông tai
  • joe pye weed – Cỏ Joe Pye
  • meadow sage – Cây Xô thơm
  • white yarrow – Cúc vạn diệp
  • arrowhead – Cây trầu bà trắng
  • wild celery – hẹ nước
  • water horsetail
  • cattail – cỏ đuôi mèo
  • water lily – hoa súng
  • dwarf Sagittaria – Cỏ thìa
Nguồn: https://theheartysoul.com

  • Article
Đại dương Gặp Penny từ Bãi biển phía Bắc Sydney, Úc 🇦🇺

Gặp Penny từ Bãi biển phía Bắc Sydney, Úc 🇦🇺.

′′ Tôi nghĩ tôi đã luôn bị cuốn hút ra ngoài trời, khi còn nhỏ tôi luôn chơi đùa dưới mưa và bụi bẩn, leo cây, hái hoa hàng xóm. Thật sự không thay đổi nhiều!

bingo.jpeg
Khoảng 7 năm trước, tôi đã nghỉ làm một thời gian và viết ra một danh sách những điều tôi muốn làm, trồng bí ngô là một trong số đó. Và đó là những gì tôi đã làm - Tôi đã mua 3 thùng rượu, rồi trồng được một quả bí đỏ nặng 70 kg trong một thùng, còn xà lách và rau sống thì trồng trong hai cái còn lại.

Tôi sớm nhận ra rằng mọi thứ cây nhà lá vườn đều ngon hơn nhiều so với 'sản phẩm tươi sống' ở siêu thị, với tôi có rất nhiều vitamin và cả khoáng chất cũng có trong thực phẩm vườn nhà mà tôi ngắt rồi ăn ngay - không có hóa chất!

Giờ đây tôi đã có một bộ sưu tập thùng rượu vang và luống vườn bọc thép màu sắc trên mảnh đất nhỏ nơi tôi cố gắng trồng nhiều thức ăn nhất có thể cho tôi và những người thân yêu của tôi. Tôi đã bố trí thêm 2 thùng ủ phân giun loại có bánh xe và 3 thùng ủ khác để luân phiên tận dụng tối đa rác thải trong nhà bếp & trong vườn - để cho nó khỏi biến thành bãi rác và cũng hô biến rác thải thành thứ đất vi diệu nhất để chúng ta trồng trọt. Tôi đã bị ám ảnh bởi những con sâu trong quá trình này.

Đôi khi có một chút khó khăn trong việc trồng trọt là cây lá có thể bị quá nhiều bóng mát hoặc cũng có khi có những miếng đá khổng lồ bên dưới một phần của nó, vì vậy việc trồng cây trong chậu là một ưu thế - vì bạn có thể đặt nó ở bất cứ đâu. Chỉ cần một cái chậu sẽ tạo ra một cái gì đó để nuôi dưỡng tâm trí và cơ thể.

Tôi yêu tất cả mọi thứ về việc trồng thực phẩm, bao gồm lịch sử của hàng ngàn loại rau truyền thống, thu gom hạt giống từ khắp nơi trên thế giới, gặp gỡ những người làm vườn & trao đổi hoặc chia sẻ hạt giống & sản xuất.

Tôi đã học được rất nhiều điều trong vài năm qua - từ việc nhận và cho mọi thứ, học được từ những người xung quanh tôi và từ cộng đồng làm vườn trực tuyến tuyệt vời này. Tôi đã thấy rằng các phương pháp làm vườn hữu cơ hoạt động tốt nhất, tạo ra một hệ sinh thái mạnh mẽ và bền vững, nơi mọi thứ đều cân bằng và lành mạnh - không thuốc diệt sâu, diệt côn trùng, hay 'diệt' bất cứ thứ gì cả, đặc biệt là để tạo ra một nơi mà loài ong & côn trùng có lợi có thể sống hòa bình và làm những gì mà chúng làm tốt nhất.

Chúc mọi người làm vườn vui vẻ!"


Facebook My Backyard Harvest
Instagram.com/mybackyardharvest

Biên dịch: Thích Làm Vườn
Nguồn: Humans Who Grow Food (www.facebook.com/humanswhogrowfood/posts/1502309163448948)

#cauchuyennhavuon #thichlamvuon

  • Article
Đại dương Gặp gỡ Dacia từ Melbourne, Úc 🇦🇺

Gặp gỡ Dacia từ Melbourne, Úc 🇦🇺.

′′ Tôi sống với chàng bạn đời Josh, con trai Sage và hai con mèo. Khi chúng tôi chuyển đến ngôi nhà này, không có gì ngoài biển cỏ dại và bãi cỏ loang lổ. Tôi đã biến khoảng sân nhỏ thành một mảnh vườn bằng cách đặt vào ba luống rau mỗi luống 1x1m. Và rồi tôi đã thêm 7 luống nữa nên toàn bộ khuôn viên sân vườn được bao bọc bởi những luống rau.

hosel.jpeg

Lớn lên tôi luôn tham gia vào khu vườn của mẹ tôi và đảm nhận công việc của người tưới cây. Tôi đã phát triển tình yêu làm vườn khi còn rất trẻ và điều quan trọng là tôi có thể lan tỏa tiếp tình yêu này nữa. Tôi rất hạnh phúc vì giờ đây tôi có thể chia sẻ khu vườn của mình với cậu bé Sage đáng yêu, người rất háo hức đào đất, hái cà chua, và gieo hạt kiểu Houdini.

Mùa xuân và mùa hè là mùa ưa thích của tôi để trồng nhiều rau, thảo mộc và nhiều hoa nhất có thể cho bầy ong. Mùa thu và mùa đông thì toàn là rau xanh gốc Á, củ cải, xà lách và cà rốt.

Cảm ơn trời vì không có quá nhiều côn trùng gây hại trong vườn, ngoại trừ mấy con sâu bướm và rệp gây hại trên bắp cải lẻ tẻ. Tôi sử dụng dầu neem và xịt pyrethrum để trị chúng khi cần thiết. Tôi đã trở thành nhà ủ phân xanh rất nhiệt tình trong những tháng gần đây để tạo ra loại đất quá giàu chất dinh dưỡng cho những luống rau vườn nhà.

Phần thưởng lớn nhất là những lợi ích dành cho sức khỏe tinh thần và tất nhiên là làm những món ăn mà tôi yêu thích như mì ống hoặc bát salad to từ những sản vật thu hoạch tại vườn. Tôi bị hậu chấn tâm lý PTSD và mắc chứng âu lo, và duy nhất khu vườn này là nơi tôi có thể đến, nơi tâm trí tôi thực sự tắt đi để tôi có thể nghe thấy bản thân mình thở. Nỗ lực chăm sóc điều gì đó từ một hạt giống nhỏ bé, đến một cây trồng để thu hoạch, sau đó lưu lại hạt giống cho mùa tiếp theo, vừa nhẹ nhàng vừa bổ ích.

Khi nói đến việc nấu nướng từ vườn nhà, không có gì đánh bại thức ăn nhà trồng được - hương vị và mùi vị là thứ mà bạn không bao giờ được trải nghiệm với sản phẩm mua tại cửa hàng. Lời khuyên tốt nhất của tôi dành cho bất kỳ ai muốn bắt đầu là cứ làm từ những thứ nhỏ - ngay cả khi đó chỉ là một chậu thảo mộc bên cửa sổ nhà bếp của bạn. Khoảnh khắc mà bạn gieo hạt giống đầu tiên, rồi nhìn nó lớn lên, sau đó đặt nó lên đĩa, bạn sẽ bị mê hoặc! Đó là một phép màu thuần khiết và nó không bao giờ mất đi sự quyến rũ của mình."


Instagram.com/mybackyardpatch

Biên dịch: Thích Làm Vườn
Nguồn: Humans Who Grow Food (www.facebook.com/humanswhogrowfood/posts/1487880181558513)

#cauchuyennhavuon #thichlamvuon

  • Article
Cách làm phân trùn

worm-compost.jpg
[Bài dịch] Làm phân hữu cơ là một trong những công việc quan trọng nhất của một vườn canh tác theo phương thức hữu cơ. Và việc bạn lựa chọn phương pháp ủ phân cũng rất quan trọng. Có rất nhiều cách khác nhau để ủ phân trong vườn của bạn. Phân trùn quế là một phương pháp tiềm năng mà bạn có thể chọn. Hãy xem xét xem nó có phù hợp với bạn không nhé!

Có vài lựa chọn khác nhau mà bạn có thể xem xét. Ủ theo đống, ủ trong thùng hay ủ nguội. Một lựa chọn khác là ủ phân tại chỗ bằng cách tạo ra các luống rộng và phẳng hoặc các đống hugelkultur (các vật liệu ủ được chất thành một cái đồi nhỏ với nhiều lớp khác nhau), chúng cho phép chất hữu cơ được trả về đất. Bạn cũng có thể cân nhắc đến phương pháp ủ nóng tuy nhiên ủ phân trùn quế có thể là giải pháp hoàn hảo.

Bạn hãy đọc những thông tin dưới đây để tìm hiểu phân trùn quế là gì và vì sao nó lại tốt đến vậy. Hãy đọc kỹ hướng dẫn để có thể tự làm một hệ thống như vậy cho khu vườn của riêng bạn.

PHÂN TRÙN LÀ GÌ?

vermicompostc.jpg
Phân trùn là một hệ thống mà trong đó giun sẽ làm công việc phân hủy các chất thải hữu cơ thành những sản phẩm hữu ích. Vermiculture là từ dùng để diễn tả quá trình nuôi dưỡng giun trong chất thải hữu cơ. Vermicomposting là từ sử dụng để mô tả cách sử dụng giun để tạo ra phân hữu cơ.
Những con trùn là chuyên gia trong lĩnh vực này. Chúng thực hiện cực kỳ tốt việc biến chất thải thành chất hữu cơ màu mỡ cho khu vườn của bạn. Những con trùn thường được chứa trong một cái thùng đặc biệt là thùng ủ phân.
Ở những phần sau của bài viết này, bạn sẽ được tìm được nhiều thông tin hơn về loài trùn đặc biệt này.

Tại sao bạn cần ủ phân với trùn?

Tất nhiên, việc ủ phân tại nhà luôn là một ý tưởng tuyệt vời. Việc ủ phân cũng rất quan trọng. Nó cho phép chúng ta sử dụng lại nguồn chất hữu cơ từ vườn, rác thải nhà bếp và các chất thải gia đình có thể phân hủy sinh học và trả lại chất dinh dưỡng cho tự nhiên. Chúng giúp chúng ta trồng cây và giữ cho hệ sinh thái khỏe mạnh.

Việc ủ phân là cách làm dễ dàng nhất (với giá rẻ nhất) để giữ vững vòng quay của tự nhiên và cung cấp lương thực cho chính chúng ta. Tất nhiên, chúng cũng giúp chúng ta giảm lượng rác thải thực phẩm. Chúng ta sẽ thải ít rác hơn ra môi trường và nhà máy xử lý rác. Bên cạnh đó, chúng ta cũng sống gần gũi với tự nhiên hơn.

Thật không may, rác thải thực phẩm và các chất thải hữu cơ khác khi được chuyển đến nhà máy xử lý rác vẫn có thể mang đến những rắc rối lớn. Khi chất hữu cơ trải qua quá trình phân hủy yếm khí trong bãi rác, nó giải phóng khí metan. Khí metan là một loại khí nhà kính mạnh gấp 25 lần so với cacbon dioxide. Nó đóng góp đáng kể vào sự nóng lên của Trái Đất.

Ngay cả khi chất thải hữu cơ được đốt chứ không phải chôn lấp, khối lượng chất thải thực phẩm chúng ta tạo ra cũng là một vấn đề. Ngoài ra, lượng cacbon thải ra trong quá trình vận chuyển cũng phải tính đến. Phân bón tại chỗ là một giải pháp cho chúng ta giải quyết vấn đề này.

5 lý do phân trùn là phân hữu cơ tốt nhất:

compost02.jpg
Khi bạn quyết định chọn loại phân ủ nào tại nhà, sẽ có rất nhiều yếu tố khác nhau cần tính đến. Dưới đây là một số lý do cho thấy phân trùn là giải pháp tốt nhất:

1. Trùn giúp đẩy nhanh quá trình ủ phân.
Trùn có thể giúp bạn tăng tốc quá trình phân hủy vật liệu hiệu quả hơn. Trùn trong thùng ủ của bạn sẽ ăn những phế thải như trái cây, rau quả và các chất hữu cơ mà bạn bỏ vào. Sau khi đi qua hệ tiêu hóa của trùn, chúng sẽ được thải ra dưới dạng “phân trùn”.
Quá trình này, cùng với sự di chuyển của trùn xuyên qua các vật chất hữu cơ trong thùng chứa cũng tạo điều kiện cho sự phân hủy diễn ra nhanh hơn. Phân hữu cơ vì vậy cũng sẽ hoai nhanh hơn so với các phương pháp ủ khác không sử dụng trùn.

2. Phân hữu cơ bạn sẽ màu mỡ hơn với phân trùn.
Những viên phân trùn (worm poop) trong phân ủ sẽ đặc biệt tốt cho việc cải thiện cấu trúc đất. Phân trùn giúp nâng cao chất lượng phân thành phẩm của bạn, nên bạn hoàn toàn có thể tạo ra một sản phẩm chất lượng cao và có lợi cho sự phát triển khu vườn của bạn.

3. Trùn giúp lưu thông khí trong đống ủ, tạo điều kiện cho phân hủy hiếu khí.
Hơn thế nữa, những con giun giúp đảm bảo có đủ oxy trong đống ủ của bạn. Với việc sống và ăn trong đống ủ, chúng chui xuyên qua các vật liệu hữu cơ và để lại những khoảng trống giúp thoáng khí.
Ủ phân là một quá trình phân hủy hiếu khí. Điều đó có nghĩa là oxy cần phải hiện diện trong đống ủ và vi sinh vật cần oxy để duy trì hoạt động sống của chúng.

4. Thùng ủ phân trùn có thể hoạt động tốt trong nhiều điều kiện
Một điều tuyệt vời khác của phân trùn là nó có thể dễ dàng thực hiện trong các điều kiện khác nhau. Từ ủ nguội, ủ trong thùng hoặc ủ tại chỗ đều có thể sử dụng được. Những con trùn vẫn có thể hoạt động tốt ngay cả khi bạn không có quá nhiều không gian ngoài vườn. Chúng chỉ cần có điều kiện sống thích hợp thì bạn có thể thiết lập khu vườn trong nhà hay ngoài trời đều được. Nếu bạn có không gian để đặt vài cái thùng 20 lít, bạn có thể bắt đầu ủ phân với trùn.

Ngay cả khi bạn có một khu vườn lớn thì phân trùn vẫn là một sự lựa chọn tốt để bổ sung dinh dưỡng cho khu vườn. Bằng cách ủ phân từ rác thải nhà bếp, bạn cũng có thể hạn chế những rắc rối từ các loài gặm nhấm hoặc các loài khác trong vườn.

5. Phân trùn không chỉ là phân bón
phanlong.jpg
Bên cạnh việc là nguồn phân bón có giá trị giúp cây trồng tăng năng suất, phân trùn còn mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích khác.
Một thứ mà thùng ủ phân trùn có thể cung cấp đó là phân lỏng. Nhiều thùng ủ được thiết kế để thu được chất lỏng dư thừa có thể chảy ra ngoài. Chất lỏng này được thu thập và trở thành phân bón dạng lỏng cho cây trồng.

Một điều quan trọng nữa là thùng ủ cũng có thể giúp bạn tự nhân giống trùn. Theo thời gian, quần thể trùn sẽ tăng lên. Bạn cũng có thể xem những con trùn mới tăng thêm này là một phần “năng suất”. Những con trùn mới được nhân giống cũng có thể được sử dụng như:
– Một nguồn thức ăn bổ sung cho gà hoặc các loại gia cầm khác.
– Nguồn thức ăn cho cá trong ao hoặc hệ thống aquaponics.
– Mồi cho các chuyến câu cá.
– Bán trùn sinh khối cho người khác khi họ muốn thiết lập thùng ủ phân mới.
( Đây có thể là một sự đa dạng hóa đầy thú vị cho trang trại và có thêm nguồn thu bổ sung)

Nguồn cung cấp phân trùn.
Nếu bạn quyết định sử dụng phân trùn cho nhà mình, điều đầu tiên bạn cần quyết định là mua phân trùn làm sẵn hay bạn muốn tự làm. Ngân sách và lượng rác thải nhà bếp của bạn sẽ là yếu tố quan trọng cần cân nhắc trước khi đưa ra quyết định này.

Mua sản phẩm thùng ủ phân​

51NQpeLic5L._SL250_.jpg
Thùng ủ phân Worm Factory 360 là lựa chọn hàng đầu của chúng tôi.
Nó bao gồm với 4 khay tiêu chuẩn, giúp bạn dễ dàng thu hoạch phân ủ thành phẩm. Ngoài ra, bạn có thể xếp thêm các khay, tối đa là 8 khay để cung cấp cho bạn lượng phân nhiều hơn.

Sản phẩm đi kèm một khay thu trà trùn để cung cấp phân bón dạng lỏng cho cây của bạn.
Nó cũng kèm theo một hướng dẫn “Cho trùn quế của bạn ăn gì?” được gắn nam châm (bạn có thể gắn nó lên tủ lạnh) để nhanh chóng kiểm tra xem những thực phẩm nào bạn có thể cho trùn ăn.

Các đánh giá về nó trên Amazon cực kỳ tích cực và đi kèm với nó là một loạt các phụ kiện hữu ích như nhiệt kế, cào tay dụng cụ nạo vét – cũng như hướng dẫn đầy đủ giúp bạn ủ phân thành công.

Điều quan trọng là bạn phải đưa ra lựa chọn đúng đắn, vì nếu những con trùn cảm thấy không thích hợp, chúng sẽ bỏ đi – và trong trường hợp xấu nhất, chúng có thể chết.

Hãy nhớ rằng, trùn là sinh vật sống. Vì vậy, chúng cần được thở. Dù bạn mua phân trùn thành phẩm hay tự làm tại nhà, bạn cần đảm bảo nó luôn được thông khí đầy đủ. Trùn cần được duy trì nhiệt độ ổn định, không quá lạnh cũng không quá nóng. Không gian cũng cần giữ ẩm nhưng không được quá ẩm ướt và tối hợp lý.

Ngoài ra, còn một số điều bạn cần phải xem xét dù bạn mua phân hay tự làm: Ngoài việc xem xét nhu cầu của trùn, bạn nên suy nghĩ đến việc làm thế nào để làm sạch thùng ủ mà không làm chết trùn.

Tự thiết kế thùng ủ phân trùn.

Một cái thùng ủ phân tốt cần có.
  • Đủ không gian để chứa chất thải do gia đình bạn tạo ra. Hãy suy nghĩ về lượng chất thải thực phẩm bạn thường tạo ta trong nhà. Nếu bạn ở một mình, thường thì bạn sẽ cần một cái thùng ủ nhỏ, tuy nhiên, nếu bạn có một gia đình lớn, rõ ràng bạn sẽ cần một cái thùng lớn hơn nhiều. Kích thước trung bình thường sẽ là một khởi đầu tốt cho bạn. Nếu bạn e ngại, có thể bắt đầu với một thùng ủ nhỏ và làm nó lớn hơn khi bạn sẵn sàng.
  • Một cái nắp để mở. Điều này rất cần thiết bởi vì bạn sẽ phải thêm vật liệu hữu cơ (thức ăn cho giun) thường xuyên. Nắp đậy phải cho phép oxy đi vào nhưng phải giữ cho trùn không được thoát ra – điều mà chúng sẽ cố gắng làm khi điều kiện sống không thích hợp với chúng.
  • Thùng có nhiều ngăn. Một số thùng ủ chỉ đơn giảm là một cái thùng chứa lớn. Nhưng việc mua một cái thùng có nhiều ngăn có thể giúp bạn ủ phân dễ dàng hơn. Các ngăn nên được xếp chồng lên nhau. Chúng sẽ giúp bạn lấy phân ủ thành phẩm một cách dễ dàng hơn khi các con trùn đã hoàn thành nhiệm vụ của chúng. Khi các ngăn bên dưới đã đầy, bạn có thể thêm vào các ngăn bên trên. Khi bạn thêm nguyên liệu vào các ngăn bên trên, trùn sẽ từ từ di chuyển lên thông qua các lỗ nhỏ, sau đó một thời gian ngắn, bạn có thể lấy ngăn dưới ra. Sau đó, bạn sẽ có phân ủ thành phẩm không chứa giun cho khu vườn của bạn.
  • Một cái vòi và chỗ thu dịch lỏng. Thùng ủ phân trùn không nên quá ẩm ướt. Khu vực lắng và một cái vòi có thể giúp bạn dễ dàng thu thập các dịch lỏng dư thừa từ quá trình ủ phân (sử dụng như một loại phân lỏng). Hãy suy nghĩ về việc này khi bạn mua hoặc tự làm thùng ủ để tránh những rắc rối mà người mới thường gặp phải.

Tạo ra thùng ủ cho riêng bạn

thungu.jpg
Để tránh mua phải các thùng ủ bằng nhựa trên thị trường, bạn có thể tự làm thùng ủ cho mình bằng các vật liệu thân thiện với môi trườn với giá cả phải chăng nhất.

Thùng ủ có rất nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Với những nhu cầu và tính năng như đã đề cập bên trên, bạn có thể tự làm nó một cách dễ dàng. Có một loạt các vật liệu và phương pháp khác nhau mà bạn có thể làm. Thông thường, bạn có thể sử dụng những đồ tái chế. Ví dụ: thực phẩm và các hộp lưu trữ cũ có thể được sử dụng cho mục đích này.
Các thùng ủ lớn có thể được làm từ các thùng cũ, các pallet gỗ cũ hoặc gỗ phế liệu với lớp lót được đặt bên trong. Dưới đây là một số ý tưởng tự làm phân trùn khắp nơi trên web:


Tất nhiên, trên đây chỉ là một số giải pháp đơn giản. Có rất nhiều cách tuyệt vời mà bạn có thể áp dụng để tạo ra loại phân trùn hoàn hảo.

Nơi đặt thùng ủ phân

worm-bin-3.jpg
Cũng như việc lựa chọn loại trùn nào, bạn cần suy nghĩ đến việc lựa chọn nơi đặt phân trùn sau khi mua nó hoặc tự làm. Bạn cần chọn vị trí phù hợp để đặt thùng ủ, nó phụ thuộc vào khí hậu và điều kiện nơi bạn sinh sống. Tất nhiên, nó cũng phụ thuộc vào kích thước nhà và khu vườn của bạn.
Khi lựa chọn nơi đặt thùng ủ, bạn cần chắc chắn vị trí đó sẽ thuận tiện cho bạn khi thao tác và thu hoạch phân một cách đơn giản và dễ dàng nhất.

Sự lựa chọn đúng đắn cho trùn của bạn

Vị trí bạn đặt thùng ủ phân phải là một nơi có điều kiện phù hợp với điều kiện sống của trùn và làm cho chúng “hạnh phúc”. Điều đầu tiên và quan trọng nhất là bạn phải hiểu rằng, giun sẽ sống tốt nhất trong một phạm vi nhiệt độ nhất định. Chúng sẽ phát triển mạnh ở nhiệt độ 10-24 độ C. Ở nhiệt độ lạnh hay ấm hơn, chúng sẽ chậm lại, thậm chí có thể chết nếu nhiệt độ quá khắc nghiệt. Do đó, điều quan trọng nhất là bạn cần tạo điều kiện nhiệt độ phù hợp cho trùn. Trong điều kiện khí hậu lạnh hơn, bạn có thể đặt thùng ủ bên trong nhà hoặc khu vực tiện ích phù hợp. Bạn cũng có có thể đặt chúng trong nhà để xe, nhà kho hoặc trong hầm.

Bạn cũng có thể đặt thùng ủ ngòai trời, miễn là bạn cung cấp nhiệt độ cho nó đầy đủ. Ở nơi có mái che sẽ giúp chúng tránh gió lạnh tốt hơn. Hãy nhớ rằng, ngay khi nhiệt độ xuống thấp, hãy thực hiện các biện pháp để giữ nhiệt độ cho thùng ủ của bạn ổn định. Và hãy nhớ rằng, các vật liệu hữu cơ khi phân hủy cũng sẽ tỏa nhiệt. Neesubajn ở vùng có khí hậu ấm áp hoặc bạn ủ phân trong nhà, bạn phải đảm bảo thùng ủ không bị quá nóng. Hãy chú ý đến những khu vực có bóng râm và thông thoáng, tránh đặt thùng ủ ở nơi có sự thay đổi nhiêt độ quá lớn.

Lựa chọn đúng đắn cho bạn

Bên cạnh điều quan trọng là giữ cho trùn luôn “hạnh phúc” và hoạt động tốt, bạn cũng cần suy nghĩ đến nhu cầu của chính mình. Khi chọn nơi đặt thùng ủ, hãy chắc chắn rằng vị trí đó thuận tiện cho bạn sử dụng nó.
Hãy nhớ rằng, bạn sẽ thêm rác nhà bếp cho trùn ăn mỗi ngày. Điều quan trọng là hãy làm nó trở nên thuận tiện nhất cho bạn. Nếu bạn không làm tốt bước này, bạn có thể sẽ thất bại. Nhà bếp là nơi chứa hầu hết các nguyên liệu hoặc thức ăn cho trùn mỗi ngày vì vậy bạn đừng để thùng ủ quá xa, bạn sẽ lãng phí rất nhiều thời gian để mang thức ăn cho chúng.
Hãy xem xét các trục đường chính bạn sẽ đi lại trong nhà và khu vườn, nó sẽ giúp bạn tạo ra sự sắp đặt phù hợp nhất, tiết kiệm được thời gian và công sức khi bạn phải di chuyển quanh nhà.

Nguồn cung cấp trùn cho thùng ủ của bạn

nguoncung.jpg
Có hai loại trùn thường được dùng để ủ phân. Hầu hết mọi người sẽ chọn một trong hai loài: Eisenia hortensis và Eisenia foetida.
Bởi vì chúng được giao hàng trực tuyến và giao hàng qua bưu điện nên trước khi đặt mua, bạ nên hỏi những người làm vườn khác trong khu vực của mình xem họ có thể bán lại cho bạn được không.

Bạn cần bao nhiêu trùn?

Số lượng trùn bạn mua sẽ phụ thuộc vào kích thước thùng ủ của bạn.Tất nhiên, nó cũng phụ thuộc vào quy mô hoạt động và lượng rác nhà bếp bạn tạo ra mỗi ngày.

Tuy nhiên, một số người mới làm có thể bắt đầu với 0.5kg trùn, nó phù hợp với thùng ủ kích thước trung bình. Nếu thùng ủ của bạn nhỏ hơn, hãy bắt đầu với một nửa lượng trùn bên trên, nhưng để thiết lập một quần thể trùn khả thi, bạn không nên đặt ít hơn số này.
Nhiều người sẽ ngạc nhiên khi có thể mua trùn theo cách này. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ rằng, trùn là một sinh vật sống, nó cần được xử lý một cách cẩn thận và tử tế. Hãy chắc chắn bạn đã chuẩn bị sẵn sàng trước khi nhận chúng và đưa chúng vào nhà mới càng nhanh càng tốt.

Chuẩn bị “nhà” cho những con trùn của bạn

Trước khi những con trùn được giao đến, bạn phải chắc chắn rằng thùng ủ đã sẵn sàng để sử dụng. Bạn có thể mua hoặc tự làm đều được nhưng hãy đảm bảo có vài cái “giường” cho chúng.

“Giường” cho giun

Giun có thể thích nghi tốt với một lớp lót bằng giấy vụn hoặc bìa các tông được xé nhỏ. Tuy nhiên, điều này chưa lý tưởng lắm. Chúng sẽ sống tốt hơn nhiều nếu bạn cho chúng một lớp lót bằng phân ủ trong vườn. Điều này không những phù hợp cho giun mà nó còn giúp bạn khởi đầu hệ thống ủ phân. Phân hữu cơ chứa đầy vi sinh vật đất có lợi, vi khuẩn và nấm, những thứ này sẽ giúp cho mọi thứ được bắt đầu một cách tốt đẹp. Lớp lót của giun nên sâu ít nhất là 20 cm.

Nếu có thể, bạn nên thêm một lớp mỏng trái cây, rau quả và một lớp bìa cứng hoặc giấy chưa được xử lý lên trên lớp phân ủ. Nhưng đừng thêm quá nhiều để chúng có thể di chuyển và trộn đều mọi thứ.

Hãy chắc chắn rằng, “cái giường” của chúng đủ ẩm nhưng không quá ướt. Nếu hỗn hợp quá ướt, chúng sẽ biến thành môi trường yếm khí và những con trùn có thể bị chết đuối. Nhưng cũng giống như những sinh vật sống khác, trùn cũng cần một lượng nước để tồn tại.
Cho trùn của bạn vài ngày để ổn định trước khi bạn bắt đầu thêm chất thải thực phẩm. Đặc biệt là trong tuần đầu tiên, bạn hãy thêm một lượng ít nhưng nhiều lần.

Sử dụng thùng ủ của bạn

Khi những con giun đã được chuyển đến nơi ở mới cũng là lúc bạn bắt đầu sử dụng thùng ủ của mình.
Ban đầu bạn hãy thêm một lượng nhỏ lượng rac nhà bếp vao thùng ủ mỗi ngày. Đừng cho nhiều quá một lúc. Nếu bạn làm vậy, trùn có thể bị áp đảo. Hãy bắt đầu một cách từ tốn để trùn có thời gian thích nghi.

Thêm các vật liệu ủ

vatlieuu.jpg
Các lớp chất thải thực phẩm hoặc vật liệu có thể phân hủy mà bạn thêm vào không nên dày quá -4 cm. Nếu bạn thêm quá nhiều cùng một lúc, những con trùn sẽ không thể làm việc tốt được.

Có quá nhiều vật liệu giàu nitơ khi phân hủy cũng sẽ làm nhiệt độ thùng ủ của bạn tăng lên. Có nguy cơ thùng ủ của bạn sẽ bị yếm khí (và nó bắt đầu bốc mùi). Cũng như trong những cách ủ phân khác, bạn phải tìm cách cân bằng chúng lại ngay. Bạn cần có sự pha trộn đúng giữa các vật liệu xanh (giàu nito) và vật liệu nâu (giàu cacbon). Những loại vật liệu khác nhau nên được thêm vào bằng cách xen kẽ từng lớp mỏng sẽ cho kết quả tốt nhất.
Mỗi khi bạn thêm một lớp chất thải thực phẩm, bạn cũng nên thêm một lớp vật liệu nâu tương tự, ví dụ như giấy, bìa các tông, lá mục, ống cuộn của giấy vệ sinh bị cắt nhỏ ra cũng là một nguồn vật liệu nâu trong nhà bạn. Nếu bạn không che phủ lớp chất thải thực phẩm, bạn sẽ gặp một số vấn đề phổ biến như ruồi giấm sẽ xuất hiện và làm bạn cực kỳ khó chịu. Tuy nhiên, nếu bạn che phủ chúng bằng các vật liệu giàu cacbon, vấn đề này sẽ được giải quyết.

Những gì không nên bỏ vào thùng ủ của bạn

Những thứ bạn không nên thêm vào những hệ thống ủ phân khác thì cũng không nên thêm vào hệ thống ủ phân trùn. Tất nhiên, bạn cũng không nên bỏ các vật liệu không thể phân hủy vào thùng ủ, hoặc những chất có thể mang mầm bệnh vào khu vực sản xuất, chẳng hạn như chất thải của con người hoặc vật nuôi.

Nếu bạn có một khu vườn rộng lớn, bạn không nên bỏ các cành cây được cắt tỉa hoặc cỏ vào hệ thống phân trùn. Hãy ủ chúng trong đống ủ truyền thống tại chỗ. Chỉ bỏ vào thùng ủ phân trùn chất thải nhà bếp và các vật liệu có thể phân hủy khác. Đừng bỏ các vật liệu cứng hoặc gỗ vào thùng ủ. Những thứ đó sẽ mất rất nhiều thời gian để phân hủy. Không bỏ thịt, cá, sữa trực tiếp vào thùng ủ phân trùn. Tuy nhiên, ban có thể lên men những thứ này bằng cách sử dụng hệ thống xô bokashi trước khi thêm hỗn hợp lên men này vào thùng phân trùn để quá trình phân hủy được tiếp tục.
Hành và các loại tỏi có thể được thêm vào thùng ủ của bạn. Nhưng bạn chỉ nên thêm một lượng nhỏ, thêm quá nhiều có thể làm cho trùn cảm thấy khó chịu. Vỏ cam quýt cũng có thể làm môi trường trở nên quá chua, do đó, chỉ nên bỏ vào một lượng nhỏ. Bạn có thể sử dụng vỏ cam quýt theo cách khác (ví dụ: phơi khô chúng rồi sử dụng như một chất bắt lửa thân thiện với môi trường cho bếp lửa của bạn.)

Xử lý sự cố cho thùng ủ phân trùn

Theo thời gian, nếu thùng ủ bị quá nhiều nước bạn cần phải nước thoát ra ngoài (như đã đề cập ở trên, điều này sẽ dễ dàng hơn nếu bạn lắp đặt vòi) . Nếu hỗn hợp quá khô, giun có thể chết. Bạn phải đảm bảo thùng ủ luôn đủ ẩm, hãy thêm một chút nước nếu cần thiết.
Khi bạn thấy giun cố gắng bò ra ngoài có thể chúng đang thấy thùng ủ không còn thoải mái. Bạn cần phải kiểm tra vài yếu tố môi trường như sau:
– Nhiệt độ bên trong thùng ủ không quá cao hoặc quá thấp.
– Trùn không quá ướt hoặc quá khô
– Sự pha trộn giữa các vật liệu cacbon và nito cần được duy trì ổn định để thùng ủ không bị mất cân bằng.
– Hãy chắc rằng bạn không thêm thứ gì có tính acid hoặc các vật liệu mà trùn không thích.
Nếu thùng ủ có mùi, có thể bạn đã thêm quá nhiều nguyên liệu có chứa nito và thùng ủ đã trở nên yếm khí.
Nếu thùng ủ của bạn có nhiều ruồi, hãy phủ vật liệu giàu cacbon lên trên các mẩu vụn thức ăn. Hãy dành chút thời gian để tách trùn ra khỏi thùng ủ, bắt đầu ủ lại để bạn không phải chịu đựng nhiều thế hệ ruồi sinh ra tiếp theo. Rửa sạch thùng ủ để loại bỏ hoàn tòan ruồi và trứng trước khi bạn bắt đầu lại.

Khi thùng ủ đã đầy

Hãy tiếp tục thêm một lượng nhỏ vật liệu có thể phân hủy cho đến khi thùng ủ đầy. Lúc này, bạn sẽ thấy thùng ủ có nhiều lớp thật sự có ích. Với thùng ủ có nhiều lớp, bạn sẽ không tốn nhiều công sức để tách trùn ra khỏi thùng ủ. Thay vào đó, bạn hãy thêm một lớp vật liệu mới vào bên trên, trùn sẽ từ từ di chuyển lên phần mới. Bạn chỉ cần đợi một tuần hoặc lâu hơn để khi trùn di chuyển hết lên trên, phần còn lại sẽ chứa đầy phân hữu cơ không chứa trùn để bạn có thể sử dụng cho cây trồng trong nhà hoặc ngoài vườn. Bây giờ, bạn có thể thấy những lợi ích của hệ thống ủ phân này cho chính mình với sự trợ giúp của những con trùn!

Hướng dẫn làm phân trùn rút gọn

1. Hãy xem xét đến việc sử dụng phân trùn
2. Nếu có, hãy mua một thùng ủ chất lượng cao hoặc tự làm. Hãy tìm một cái thùng ủ có nhiều ngăn và một cái vòi để thoát nước. Thùng ủ phân Worm Factory 360 là lựa chọn hàng đầu của chúng tôi.
3. Đặt thùng ủ ở vị trí thuận tiện cho việc cung cấp thức ăn cho trùn và dễ lấy phân thành phẩm.
4. Lót một lớp vật liệu cho thùng ủ
5. Tìm nguồn trùn sinh khối từ các nhà cung cấp địa phương hoặc mua trực tuyến.
6. Bỏ trùn vào thùng ủ và cho chúng vài ngày để ổn định.
7. Bắt đầu thêm chất thải nhà bếp và vật liệu nâu để trùn ăn
8. Tận hưởng việc cung cấp liên tục phân hữu cơ dinh dưỡng cho khu vườn của bạn.

Tác giả: Elizabeth Waddington
Nguồn: https://www.ruralsprout.com

  • Article
Vườn rừng Thực phẩm vườn rừng - giải pháp hiệu quả cho nông nghiệp thuận tự nhiên

Tất cả chúng ta đều khá quen thuộc với rừng và rừng là một hệ thống sinh thái tự nhiên với rất nhiều thực vật đa dạng, động vật và nấm tất cả đều sống hòa hợp với nhau, và phản ứng chặt chẽ với nhau rất vi tế trong nhiều tầng nhiều lớp. Rừng được thiết kế bởi tự nhiên, tự vận hành, tự duy trì, như một hệ thống tự động và tất cả đều cân bằng hoàn hảo. Hãy tưởng tượng rằng, bạn có một khu vườn hoạt động như hệ thống của rừng. Và phần lớn các loài cây trong hệ thống đó đều là loại cây có thể thu hoạch. Đó chính là thực phẩm vườn rừng.

vuonrung.jpg

Chức năng của thực phẩm vườn rừng hoạt động như là một hệ sinh thái sống, chúng đa dạng, ổn định. Và chúng hoàn toàn không giống với nông nghiệp hiện đại. Một nền nông nghiệp không đa dạng, không ổn định và không màu mỡ. Với thực phẩm vườn rừng, bạn có một hệ thống có khả năng tự nhân rộng theo thời gian. Không có một hệ thống nào năng suất như vậy, trên mỗi mét vuông chỉ với một lượng nhỏ đầu vào. Hệ thống này đã được chứng minh. Và hệ thống vườn rừng này, mang đến cho chúng ta sự an toàn bền vững, trên toàn thế giới.

Chúng ta cần mọi người trên thế giới nhận ra rằng nếu chúng ta đều đồng lòng, với thực phẩm vườn rừng và cung cấp cho mọi nhu cầu thực phẩm của chúng ta mà không gây ra bất kỳ nguy hại nào đến cho tự nhiên. Thì khi đó, chúng ta - loài người - có thể là nhân tố hữu ích nhất trên hành tinh này. Vì sức khỏe, sự bình an và hạnh phúc của bạn!


Nguồn: Rồng xanh

  • Article
Tự nhiên Nông nghiệp Biodynamic - Hướng dẫn sử dụng các tài nguyên

biodynamic_960.jpeg

Nông nghiệp Biodynamic là một phương pháp nông nghiệp tự túc toàn diện, sản xuất ra thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng. Nó phát triển từ các bài giảng về nông nghiệp của tiến sĩ Rudolf Steiner để đối phó với các hậu quả của phương pháp canh tác sử dụng hóa chất được giới thiệu vào giữa thế kỷ 19. Sự hiểu biết của Steiner có tính khoa học và thực tiễn: vai trò của cacbon, nitơ, oxy; các hoạt động sinh học của từng sinh vật; vai trò của các chất chứa vôi và các chất chứa silica trong thiên nhiên, v...v... Ông xác định các quá trình cần thiết cho sự sống và giới thiệu các biện pháp tự nhiên để làm xúc tác (đẩy mạnh) các quá trình này để từ đó các doanh nghiệp nông nghiệp có thể lấy những gì họ cần từ sự phong phú của tự nhiên.

Steiner, một người thông minh, đã điều tra các truyền thuyết dân gian, thuốc thảo dược, tôn giáo phương Đông, nền văn hóa bản địa, thuốc vi lượng đồng căn và nhiều lĩnh vực khác để có được các khái niệm và từ vựng để hiểu những ấn tượng của ông về tự nhiên.

Đặc biệt trong những năm cuối cùng của cuộc đời mình, các bài giảng y tế và nông nghiệp của ông được truyền đạt một cách sâu sắc và toàn diện, bao gồm tất cả cách tiếp cận bằng toán học, vật lý học và hóa học về các sinh vật sống, cách hoạt động và làm thế nào xử lý các vấn đề của chúng. Hầu hết các khóa học nông nghiệp của ông tập trung vào tính chất hóa học, vật lý và sinh học của cuộc sống. Biện pháp khắc phục của ông cho các quá trình sinh học đã tính đến các yếu tố môi trường, các chuyển động nhịp nhàng của mặt trời, mặt trăng và các hành tinh liên quan đến chuyển động quay tròn và phát triển của trái đất trong bối cảnh vũ trụ đầy sao. Các bài giảng nông nghiệp của ông truyền đạt sự hiểu biết sâu sắc về cách thức hoạt động cụ thể xảy ra trong các sinh vật sống liên quan đến vũ trụ xung quanh.

Những hiểu biết của ông đã đưa đến quan điểm cần phải xem từng vùng đất như một sinh vật khép kín, bất kể là một trang trại lớn hoặc một khu vườn nhỏ. Phương pháp biodynamic thiết lập các mối quan hệ giữa các chu kỳ của vũ trụ và các hoạt động diễn ra trong phạm vi hoạt động của người nông dân.


Steiner_um_1905.jpeg

Rudolf Steiner, một nhà triết học, thần bí học, người sáng lập "anthroposophic agriculture", sau đó được biết đến với tên gọi "biodynamic".​

Bắt đầu từ cái nhìn tổng thể, các hoạt động sống của một trang trại hoạt động cùng với các chất có chứa vôi và các chất có chứa silica (the life activities of an agricultural operation function between the opposite polarities of lime and silica). Hai nhóm chất này liên quan tới tất cả các loại sự vật - ngày và đêm, mùa đông và mùa hè, nitơ và carbon, các loại đậu và cỏ, đất và không khí, các hành tinh bên trong và bên ngoài, đá trầm tích và đá magma, sự tái sinh cây trồng và sự sản xuất thực phẩm.

Các quá trình liên kết với vôi liên quan đến sự hình thành khoáng sản, cố định đạm, tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng xảy ra trong đất. Mặt khác, quá trình gắn với silica liên quan đến quang hợp, nở hoa, đậu quả và sự chín xảy ra trong không khí trên mặt đất.

Hiểu biodynamics giúp chúng ta thấy được mối quan hệ của các sự kiện nông nghiệp khác nhau, thấy rằng mọi thứ đều phù hợp với cái nhìn tổng thể và những quan hệ nguyên nhân - kết quả của những thứ tưởng như rất khác nhau lại có thể liên quan đến nhau chặt chẽ. Sau đó, chúng ta có thể cân bằng và tăng cường các quá trình nông nghiệp trong khi làm giảm các yếu tố đầu vào và sử dụng những món quà của tự nhiên. Một cách ngắn gọn, biodynamics là cách khiến cho mọi thứ trong nông nghiệp đều trở nên có ích, giảm thiểu sự lãng phí và đưa mọi thứ trở nên cân bằng hơn.

Biodynamic không chỉ nêu ra khái niệm và ý tưởng về cách vận hành của tự nhiên. Biodynamics chỉ cho chúng ta phải làm gì để phát triển đất và làm thế nào để khắc phục các điều kiện mà chúng ta đang muốn thay đổi. Biodynamics quan tâm tới việc đưa các chất vào đất như vôi, thạch cao, phốt phát và chất vi lượng như một phương thuốc cho vùng đất bị bệnh. Hầu hết đất đai hiện nay thuộc về nhóm này (nhóm bị bệnh) và chúng ta phải cung cấp những thứ đã bị mất đi trước, sau đó các quá trình sống sẽ làm cho đất phát triển một cách tự nhiên.

Điểm chung với các hình thức nông nghiệp hữu cơ khác, nông nghiệp biodynamic sử dụng phương thức quản lý thực tiển được thiết kế nhằm mục đích "khôi phục, duy trì và nâng cao sự hài hòa sinh thái." Trọng tâm phương pháp Biodynamic bao gồm việc đa dạng hóa cây trồng, tránh xử lý đất bằng chất hóa học hay đầu vào phi nông nghiệp khác nói chung, phân loại và phân cấp sản xuất, nghiên cứu sự vận hành của trời và đất ảnh hưởng tới cơ thể sinh vật. Hiệp hội Demeter khuyến nghị rằng " tối thiểu mười phần trăm trên tổng số diện tích trang trại nên dành riêng để bảo tồn đa dạng sinh học. Đều này bao gồm nhưng không giới hạn các khu vực ở rừng, vùng đất ngập nước, hành lang ven sông, và vùng cây trồng cho côn trùng. Đa dạng vòng luân canh và trồng các loại cây lâu năm là đều bắt buộc: không trồng một loại cây hàng năm trên cùng một thửa ruộng trong hai năm liên tiếp. Cũng không được phép để đất trống quanh năm, vì đất cần được che phủ bởi những tán cây xanh nhằm duy trì độ phì nhiêu."

Hiệp hội Demeter (nhóm nghiên cứu được thành lập nhằm thử nghiệm tác động của phương pháp biodynamic lên đời sống và sức khỏe của đất, cây trồng và vật nuôi) tuyên bố rằng nét riêng biệt trong thiết kế vùng đất trồng "bởi người nông dân, từ những điều kiện thực tiển là một trong những nguyên lý cơ bản của nông nghiệp biodynamic. Nguyên lý này nhấn mạnh con người có trách nhiệm trong sự phát triển hệ sinh thái và môi trường sống của chính họ, vượt ra ngoài mục đích kinh tế và những nguyên tắc mô tả sinh thái học thông thường. "Cây trồng, vật nuôi, người nông dân và "toàn bộ môi trường xã hội" tạo thành một tương tác độc đáo mà biodynamic cố gắng "tích cực định hình…thông qua nhiều hành động thực hành quản lý. Mục tiêu chính là luôn khuyến khích tạo ra những điều kiện lành mạnh cho cuộc sống": đất đai màu mỡ, cây trồng, vật nuôi khỏe mạnh, và những sản phẩm chất lượng. "nông dân tìm cách để hiểu biết, tăng cường và hỗ trợ những gì thiên nhiên có nhằm giúp cho cây trồng được phát triển tốt nhất, và từ chối các phương pháp canh tác khác làm tổn hại đến môi trường, đất đai, cây cối, động vật và cả sức khỏe con người… nông trại Biodynamic hình thành như một thực thể, một thực thể độc lập với đặc tính riêng có của mình"một tổng thể tự hình thành và tự duy trì. "Vấn đề kiểm soát dịch bệnh và côn trùng được giải quyết thông qua đa dạng loài thực vật, cân bằng môi trường sống giữa động vật ăn thịt với dinh dưỡng đời sống cây trồng và chú ý đến việc tiếp nhận ánh sáng và luồng không khí. Cỏ dại được kiểm soát bằng các biện pháp phòng ngừa, bao gồm xác định thời điểm gieo trồng, phủ rơm lên lớp đất mặt, nhận biết và ngăn ngừa sự xâm lấn quá mức từ các loài cỏ dại."

Sự thật nông nghiệp Biodynamic khác với nhiều hình thức nông nghiệp hữu cơ theo hướng tâm linh, thần bí hay chiêm tinh. Biodynamic được thiết lập bởi một sự tập trung tinh thần, cũng như quan điểm đối với việc phát triển nhân loại, cũng như phong trào "nông nghiệp tự nhiên" tại Nhật Bản. Điểm quan trọng bao gồm việc sử dụng phân gia súc làm phân bón để duy trì tăng trưởng cây trồng (tái chế chất dinh dưỡng), bảo dưỡng và cải thiện chất lượng đất, sức khỏe và hạnh phúc của cây trồng và vật nuôi. Cây che phủ đất,phân xanh và luân canh được sử dụng rộng rãi, các trang trại nuôi dưỡng sự đa dạng sinh học đời sống của cây trồng và động vật, và để tăng cường chu trình sinh học và các hoạt động sinh học đất.

Trang trại Biodynamic thường có một khu vực văn hóa và khuyến khích cộng đồng địa phương, cả hai thông qua phát triển doanh số bán hàng địa phương và các hoạt động xây dựng cộng đồng trên trang trại. Một số trang trại Biodynamic sử dụng mô hình nông nghiệp cộng đồng, có kết nối với xã hội ba thành phần (social threefolding)

So với nông nghiệp phi hữu cơ, thực hành canh tác Biodynamic cho thấy tính bền vững hơn về những thách thức môi trường, nuôi dưỡng một sinh quyển đa dạng phong phú, tiết kiệm nhiều năng lượng hơn, các yếu tố Eric Lichtfouse mô tả được tầm quan trọng ngày càng tăng khi đối mặt với biến đổi khí hậu, khan hiếm năng lượng và sự gia tăng dân số.

Mục lục tham khảo của Tài liệu:
Mã:
Hướng dẫn sử dụng tài liệu    9
Giới thiệu - Hướng dẫn sử dụng các tài nguyên    10
Gợi ý đọc thêm các tài liệu sau    14
Chương 1: thiết lập một hệ thống biodynamic - Làm đất    15
Chương 2: Các chế phẩm biodynamic - truyền sự sống cho đất    24
Chương 3: các chế phẩm biodynamic: các chế phẩm phun trên ruộng    27
Chương 4: Khuấy và phun chế phẩm phun ruộng biodynamic    36
Chương 5: Các chế phẩm biodynamic: các chế phẩm ủ phân    43
Chương 6: Ủ phân kiểu Biodynamic - thu hút nitơ từ khí quyển    48
Chương 7: Lưu trữ các chế phẩm - lão hóa và tăng cường các phương thuốc    53
Chương 8: Cỏ dại và các loài gây hại theo quan điểm biodynamic    56
Chương 9: Phương pháp đốt tro tiêu (Peppering) - kiểm soát cỏ dại, côn trùng và động vật gây hại    64
Chương 10: Phép vi lượng đồng căn trong nông nghiệp - Làm việc với các thực thể nhỏ nhất    70
Chương 11: Phân lỏng - chất lỏng lên men    73
Chương 12: Radionic (chữa bệnh bằng sóng vô tuyến), phát sóng trên vườn (Field Broadcasting) và cảm xạ (Dowsing) - Thần thoại và Khoa học    76
Chương 13: Chăn nuôi - Gia súc, cừu, ngựa, v...v...    82
Chương 14: Oxy – Chất mang theo sinh lực    87
Chương 15: Nitơ thứ mang theo cảm giác và sự thèm khát    92
Chương 16: Hiện tượng học theo Goet - Nghiên cứu bức tranh lớn hơn    99
Chương 17: Lịch gieo trồng ở Nam bán cầu    102
14 Phụ lục

Tải về: Nông nghiệp BioDynamic (.docx)

Nguồn: Wikipedia, Group Yêu Phân Bò
Ảnh và Tham khảo thêm tại: Biodynamic Association | Rethinking Agriculture

  • Article
Vườn rừng Khu vườn rừng nhiệt đới 80M2 tại úc mang lại 240kg/năm

Tại khu vườn của mình, ông Angelo Eliades trồng rất nhiều loại cây xen lẫn với nhau theo hình thức tương hỗ. Cụ thể, các loại cây được trồng trong vườn như: ngải tây, cúc La Mã, cúc tâm tư, cải ngựa… giúp xua đuổi côn trùng có hại và thu hút thiên địch có lợi. Nhờ vậy, côn trùng trong vườn tự cân bằng, cây cối tốt tươi cho dù là giữa mùa đông và không cần sử dụng bất cứ loại hóa chất nào. Mỗi năm gia đình ông Angelo Eliades thu về 240 kg thực phẩm trong đó gồm rau xanh và trái cây các loại.

vuonrung_80m.jpg


Các bạn cùng xem cách ông Angelo Eliades thực hiện phương pháp trồng cây tương hỗ như thế nào nhé!


Nguồn: SG Aust / Nông Nghiệp Sạch

  • Article
Tự nhiên [Giới thiệu] Quả Táo Thần Kỳ Của Kimura

Quả táo thần kỳ của Kimura không chỉ kể về câu chuyện trồng táo của Akinori Kimura – nông dân Nhật Bản – người đã kiên trì trồng táo trong suốt 20 năm mà còn là câu chuyện khích lệ ý chí con người. Đọc quyển sách ta sẽ học được nhiều kiến thức về trồng trọt, canh tác theo tự nhiên, tôn trọng tự nhiên, sự đa dạng về các loài sinh vật và nổ lực cố gắng đạt thành công của Nông dân Kimura.

26_ads-1200x900px-1-crop-1515048078468.jpg

“Cứ điên với một thứ, đến lúc nào đó sẽ gặp được câu trả lời”. Lời của Kimura chính là cuộc đời Kimura. Cái điên của Kimura không cần nói cũng biết, đó là trồng táo không dùng thuốc bảo vệ thực vật. Ngay từ đầu đã biết việc đó là bất khả thi 100% rồi, ấy vậy mà “kẻ ngốc ấy” vẫn tận tâm làm bằng được.

Kimura đã không dùng thuốc bảo vệ thực vật trên mảnh vườn của mình, sau đó toàn bộ cây táo đổ bệnh, lá chuyển từ màu xanh sang đốm vàng và rụng xuống chỉ để lại cành cây trơ trụi. Trong các năm tiếp theo, thu nhập từ táo trở về con số 0, ông lại làm một việc ngu ngốc đấy, nhưng ông luôn tự nhủ “Chỉ thêm một năm nữa thôi, cố gắng xem sao”. Năm tháng qua đi, việc từ bỏ càng trở nên khó khăn. Nếu bỏ cuộc ở đây, những khó nhọc từ trước tới nay sẽ trở thành vô ích. Đến năm thứ 5 thì tình trạng vẫn chẳng có chuyển biến, ông bị gọi là “kẻ phá gia chi tử”, “Gã đó đầu óc có vấn đề rồi”, ‘ngốc cũng lây đấy nên đừng có lại gần”. Ngân sách trong nhà bị cạn kiệt, không thể mua quần áo mới cho con, đến đồ dùng học tập cũng không thể mua được đầy đủ, rồi việc không thể mang lại cho các con niềm vui bằng con nhà người ta, con tim rằng xé thành hai nửa, đấu tranh lẫn nhau. Một phần trong ông nói rằng chắc chắn làm được, một phần khác lại nói tuyệt đối không làm được. Đâu là tiếng nói của thiên sứ, đâu là tiếng nói của ác ma. Ông cứ cho mình thêm cơ hội suốt những năm tháng ròng rã ấy, những năm tháng tăm tối nhất của gia đình Kimura.

1-1-15643268214291128788295.jpg

Do phải chịu quá nhiều áp lực, quá nhiều gánh nặng, một buổi tối Kimura đã nghĩ tới việc tự sát. Ông cầm theo một sợi dây thừng và đi bộ lên sườn núi để quyên sinh. Nhưng dưới ánh trăng sáng lờ mờ, ông đã phát hiện ra một điều kỳ diệu, không những cứu mạng ông mà còn giúp ông hiện thực hoá được giấc mơ của mình. Ở đó, Kimura phát hiện ra một gốc cây tươi tốt, kết đầy trái. Ông rất ngạc nhiên, tự hỏi, trên núi cũng có côn trùng xâm hại, tại sao loài cây này có thể sinh trưởng tốt như thế?

Kimura vận dụng hết các giác quan của mình để tìm tòi, quan sát. Cuối cùng ông cũng phát hiện, thì ra bùn đất, độ xốp, không khí, độ ẩm, thậm chí mùi của đất cũng khác với đất trong khu vườn của ông. Kimura như bừng tỉnh, chất đất mới chính là điểm mấu chốt của việc gieo trồng táo. Ông hồ hởi xuống núi, chạy thật nhanh về nhà và bắt tay vào công việc.

20 năm , quả táo của Kimura trở thành trái cây thần kỳ nhất thế giới. Quả táo của ông cắt thành hai nửa, để trong không khí 2 năm không hư thối, chỉ là trở thành quả khô héo rũ hết hương, các chuyên gia lắc đầu liên tục than rằng thật không thể tưởng tượng nổi.

Hi sinh thầm lặng, hết thất bại này đến thất bại khác nhưng ông vẫn không từ bỏ. Ông thì thầm với cây táo “Xin lỗi vì đã bắt mày phải cố gắng quá mức. Mày không cần ra hoa cũng được, không cần ra quả cũng được, chỉ làm sao đừng chết khô cho tao nhờ nhé!”. Rồi đến khi có cây thực sự đã đơm hoa kết trái rồi, ông khẳng định: “Không, chẳng phải tôi đâu, là những cây táo đang cố gắng đấy”.

Chỉ cần nhìn Kimura, người ta có thể hiểu rõ giấc mơ ấy đối với ông là thứ to lớn đến thế nào. Nó giúp ta nhớ ra cuộc đời thật đáng sống, Kimura người đã vứt hết kiêu hãnh, làm việc không ngừng nghỉ cả sáng lẫn tối để thực hiện ước mơ, là người hùng chẳng ai biết tới của riêng họ.

2-1564326821432490207588.jpg

Cuốn sách hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn đọc một câu chuyện vô cùng chân thực và bài học vô cùng sâu sắc, khích lệ ý chí con người mạnh mẽ.
Link mua sách tại Tiki: Quả Táo Thần Kỳ Của Kimura | Tiki

  • Article
Cây cối có thể nói chuyện với nhau và con người có thể học được ngôn ngữ đó

Khi bạn cảm thấy lo lắng về điều gì đó, hãy thử đi dạo trong công viên. Điều đó sẽ làm cho bạn bình tĩnh lại, bạn cảm thấy nhẹ nhõm và sảng khoái hơn. Rừng không chỉ là một tập hợp của cây cối; nó là một cái gì đó còn nhiều hơn thế. Có thể chúng ta không nhận ra, nhưng nhiều thứ vẫn đang diễn ra.

johannes-plenio-Enhs8UrXEb0-unsplash.jpg


Suzanne Simard, một nhà sinh thái học, trong một bài nói chuyện cùng TED, cô ấy nói rằng cây cối giao tiếp với nhau thông qua một mạng lưới xã hội. Cô cho rằng, cây cối giao tiếp với nhau thông qua những con đường liên kết sinh học, và số lượng liên kiết ấy là một con số vô cùng lớn.

Suzanne đã nghiên cứu các khu rừng ở Canada trong hơn 30 năm, cô ấy đã đưa ra một kết luận đáng kinh ngạc. Đó là, các cây có thể giao tiếp với nhau, bất kể khoảng cách là bao xa. Chúng có tính xã hội đáng kinh ngạc và chúng dựa vào nhau để sinh tồn. Chúng cũng chia sẻ nước và các chất dinh dưỡng cần thiết với nhau.

Các nhà khoa học luôn tin rằng, có sự hợp tác giữa cây cối, ánh sáng mặt trời, nước va carbon. Nhưng với thí nghiệm này, chúng ta biết được rằng chúng còn có môi liên hệ rất chặt chẽ. Thông qua các sợi nấm, cây cối giao tiếp với nhau bằng các tín hiệu, chủ yếu là các hợp chất hóa học và nội tiết tố. Với những dấu hiệu và thông điệp này, cây cối yêu cầu những gì chúng cần, dù đó là nước, ánh sáng, carbon hay các chất dinh dưỡng khác.

Theo Suzanne, cây cối có thể giao tiếp thông qua nito, carbon, phot pho, nước, hóa chất và hormone. Tất cả các chất dinh dưỡng có thể được vận chuyển từ cây này sang cây khác.

Trí tuệ của “Cây Mẹ”

Mạng lưới sợi nấm liên kết rất nhiều cá thể (thực vật) trong một khu rừng, và nó có thể cùng một loài hoặc khác loài nhau. Nhà sinh thái học Suzanne đã nói rằng, những “cây mẹ” sẽ nuôi dưỡng những cây non trẻ hơn. Người mẹ có sức mạnh để liên kết với hàng trăm cây khác nhau. Với sự giao tiếp giữa các cây với nhau, chúng sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn. Đó là lý do vì sao tất cả các cây đều giao tiếp với nhau và chúng như đang sống trong một cộng đồng đáng kinh ngạc.

Thêm nữa, khi “mẹ” chúng bị bệnh, “bà ấy” sẽ truyền “kiến thức” lại cho thế hẹn sau. Vì vậy, điều điều sẽ không thể diễn ra được nếu tất cả cây bị chặt cùng một lúc.

Thử nghiệm của Suzanne chứng minh rằng chúng ta cần rừng và chúng ta cần thay đổi hành vi của mình với cây cối. Chúng ta có thể chặt một vài cây, và đó là số lượng tối đa vì nếu chúng ta chặt quá nhiều cây, hệ thống sẽ sụp đổ. Với những gì chúng ta làm, chúng ta chỉ đang làm cho rừng của chúng ta ngày càng suy yếu. May mắn thay, cây cối có khả năng tự chữa lành cho chính chúng.

Dưới đây, chúng tôi giới thiệu cho các bạn các giải pháp đơn giản để duy trì rừng.

  1. Dành nhiều thời gian hơn cho các khu rừng ở địa phương của bạn .
  2. Hãy cứu lấy những cánh rừng nguyên sinh, vì chúng đang giữ cho những “cây mẹ” sống sót với gen di truyền và mạng lưới sợi nấm.
  3. Trong rừng, một số cây có thể được chặt, nhưng chỉ những cây đã được đánh dấu. Vì những “cây mẹ” phải truyền lại trí tuệ cho thế hệ sau.
  4. Rừng phải đa dạng loài, nên trồng nhiều loại cây khác nhau.

Chúng ta đang làm quen với mối liên hệ rất phức tạp giữa các cây cối trong rừng. Với tất cả những thông tin mới này, chúng ta có thể kịp thời chăm sóc và giúp đỡ cho những khu rừng của chúng ta.

Thế giới cần nhiều hơn các nhà sinh thái học như Suzanne, vì vậy, hãy trở thành một nhà sinh thái học. Tự nhiên sẽ rất biết ơn vì điều đó.


Nguồn: https://www.ibelieveinmothernature.com/

  • Article
Hữu cơ Bhaskar Save - tổ sư nông nghiệp hữu cơ Ấn Độ

Đến với nông nghiệp hữu cơ từ việc sớm nhận ra cái vòng luẩn quẩn của việc sử dụng phân hóa học, Bhaskar Save ngày nay nổi tiếng khắp thế giới bởi những triết lý canh tác hài hòa với thiên nhiên và hoàn toàn không cần đến sự can thiệp của hóa chất. Bhaskar Save sinh năm 1922 trong một gia đình có truyền thống làm nghề nông ở một ngôi làng xinh đẹp thuộc Dihri, bang Gujarat, tây bắc Ấn Độ. Ông có tuổi thơ hạnh phúc và khi nhớ về những năm tháng trưởng thành của mình, ông nói: “Trồng trọt là một phần tự nhiên, thuộc về văn hóa của cuộc sống, và thay đổi tùy theo mùa. Nó là một nghề đẹp đẽ, chứ không phải một cuộc vật lộn đầy những khổ sở và lo lắng mà các phương thức canh tác hiện đại đã biến nó thành như vậy.”

24_bhaskar-save.jpg

Bhaskar Save lớn lên trên đồng ruộng của gia đình, trồng những nông sản truyền thống như lúa, đậu và rau. Trong hơn 10 năm là nhà giáo, ông vẫn thường xuyên làm việc ngoài đồng tất cả các ngày từ 6 giờ đến 10 giờ.

[toc][/toc]


Login to view embedded media Farming - The Gandhian Way - A Tribute to Shri.
BHASKAR SAVE​

Giã từ hóa chất​

Năm 1951, cùng với việc làm hệ thống tưới tiêu, ông trở thành người đầu tiên ở làng sử dụng phân bón hóa học. Ông bắt đầu có những vụ mùa bội thu tới mức giám đốc một công ty phân bón đã trao cho ông quyền đại diện để tiếp thị sản phẩm! Ông đã bị thuyết phục, cũng như đi thuyết phục người khác về hình thức trồng trọt mới và trở thành “người nông dân kiểu mẫu” trong những ngày đầu của “cuộc cách mạng Xanh”. Giữa những năm 1950, ông mua một héc-ta đất thích hợp cho việc trồng lúa. Đây chính là nền tảng cho nông trại Kalpavruksha hiện nay của ông. Nhưng Save sớm nhận ra rằng, ông đã đi vào vòng luẩn quẩn với việc sử dụng phân hóa học. Để tránh giảm sản lượng, ông phải sử dụng ngày càng nhiều phân bón vô cơ.

Mahatma Gandhi có ảnh hưởng mạnh mẽ đến Bhaskar Save từ rất sớm. Những ý tưởng của Gandhi đã tạo cảm hứng cho “thí nghiệm hữu cơ với sự thật” của Save – như cách ông gọi sự chuyển đổi của mình sang canh tác hữu cơ.

Ban đầu, năng suất cây trồng giảm đáng kể. Nhưng – cũng chính lúc đó – ông nhận ra rằng, ông đã được hưởng lợi từ việc giảm chi phí sản xuất, khiến ông thu lợi nhuận ngay trong năm đầu tiên chuyển hướng canh tác (Ông không chuyển đổi toàn bộ trang trại sang canh tác hữu cơ ngay. Trước hết, với những sản phẩm rau để bán, ông vẫn tiếp tục sử dụng phân bón hóa học). Kết quả, ông đã gần như nhân đôi số ruộng và xây được một căn nhà nhỏ cho gia đình mình. Đối mặt với những khó khăn trong tiêu thụ các sản phẩm rau (do thừa cung), ông chuyển sang trồng cây ăn quả và cây lấy hạt. Cuối cùng, ông chấm dứt sử dụng mọi chất hóa học trên nông trại. Ngày càng có những phát triển đa dạng trên cánh đồng của ông: không chỉ có chuối, ông còn trồng cả dừa và đu đủ. Ông đã xây dựng hệ thống luống đánh cao, được ngăn cách bởi các rãnh tưới tiêu, để trồng cây. Dần dần, hình thức canh tác hữu cơ đem lại năng suất cao hơn (trong khi chi phí lao động đầu vào giảm đáng kể), dẫn đến thu nhập tăng.

Save chia sẻ kiến thức sâu rộng của mình đến những người khác bằng cách viết báo và góp phần vào việc xuất bản các ấn phẩm được tài trợ bởi Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc. Trong ba thập kỉ qua, hàng chục bài báo đã viết về Bhaskar Save và phương thức canh tác hữu cơ của ông – không chỉ bằng tiếng Anh mà còn bằng tiếng Marahati, Gujarati, Hindi và một số thứ tiếng khác.

Triết lý của Save​

Nói về phương pháp canh tác của mình, Bhaskar Save cho rằng trồng trọt phải đáp ứng các nhu cầu của mọi sinh vật sống bởi bản thân tự nhiên đã luôn luôn tự cung cấp mọi thứ chúng ta cần.

Canh tác hữu cơ dựa trên sáu yến tố cơ bản Đất- Nước - Không khí - Giống thực vật - Côn trùng và vi sinh vật - Các giống động vật, mà trong đó con người là một phần. Mục tiêu là để con người được sống hạnh phúc mà không phải ăn bữa trước lo bữa sau. Sự tương tác của sáu yếu tố tạo nên một hệ thống ổn định, có thể tự sinh sản.

Tôi tin tưởng rằng chỉ bằng cách canh tác hữu cơ trong sự hài hòa với thiên nhiên thì Ấn Độ mới có thể cung cấp được nguồn thực phẩm phong phú và lành mạnh một cách bền vững, đáp ứng nhu cầu cơ bản của tất cả mọi người – đó là được sống khỏe mạnh, có nhân phẩm và hòa bình.

Bhaskar Save

Save cho rằng, điều đầu tiên cần phải hiểu là không được làm gì ảnh hưởng đến sáu yếu tố của cuộc sống và không can thiệp vào các nguyên tắc sau:
  1. Không có sinh vật nào là kẻ thù của nhau.
  2. Về bản chất, không có gì là vô dụng – tất cả mọi vật đều đóng một vai trò riêng, kể cả cỏ dại!
  3. Hoa lợi của tự nhiên không giống như việc sản xuất một sản phẩm. Tất cả các phần của hoa lợi đều có thể sử dụng được, ví dụ như năng lượng sinh khối, sau khi chúng ta đã dùng các loại quả và hạt của cây, sinh khối có thể được sử dụng để tái tạo đất.
  4. Con người có quyền gieo hạt và quả, nhưng chỉ có khoảng 10 – 15% những gì được gieo sẽ phát triển. Còn lại 85 – 90% có thể được sử dụng để tái tạo độ màu mỡ của đất.
  5. Phần còn lại của cây trồng, các sinh vật sống của lòng đất có quyền sử dụng.
  6. Nông nghiệp là một hoạt động thiêng liêng, và vì nó chăm sóc cho trái đất của chúng ta, nó khác biệt với các ngành kinh doanh khác. Tất cả hoa lợi của bạn đều là lợi nhuận.

Bhaskar Save đã nhận được nhiều danh hiệu và giải thưởng khác nhau, trong đó phải kể đến giải thưởng “Nông dân trồng dừa giỏi nhất” của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Ấn Độ. Ông thường xuyên được mời tham gia tư vấn và giảng dạy. Nhưng việc ông thích nhất là nói chuyện với những người nông dân tập sự. Mỗi thứ bảy, lại có rất đông người đến gặp Save và thăm nông trại của ông để học hỏi những kiến thức về canh tác hữu cơ. Một trong những người đó chính là Masanobu Fukuoka. Ngài ấy viết trong sổ ghi cảm tưởng rằng:

“I have seen many farms all over the world. This is the best. It is even better than my own farm.”
“Tôi đã từng thăm nhiều nông trại trên toàn thế giới. Đây là cái tốt nhất. Nó còn tốt hơn cả trang trại của chính tôi”.

Những kiến thức, kinh nghiệm của Bhaskar Save đều được Bharat Mansata – một nhà khoa học tình nguyện đi theo Bhaskar Save từ hơn 30 năm nay - ghi lại. Bharat Mansata cũng là người đứng tên xuất bản mọi ấn phẩm của người nông dân tài hoa này.



Năm 2006, Bhaskar Save đã viết và xuất bản một loạt bức thư ngỏ với các chứng cớ mạnh mẽ gửi đến M.S. Swanimathan, người được coi là cha đẻ của “cuộc cách mạng Xanh” Ấn Độ và cũng là Chủ tịch Ủy ban Nông dân Quốc gia. Sự phê phán của Save dành cho Swanimathan rất dữ dội và... dũng cảm: “Ngài là cha đẻ của “cuộc cách mạng Xanh” Ấn Độ, cái đã mở tung cửa cho các chất độc từ hóa chất nông nghiệp, tàn phá các mảnh đất và cuộc sống của hàng triệu người nông dân Ấn Độ trong suốt 40 năm qua.”

Mặc dù lên tiếng chỉ trích, nhưng Save vẫn giành được sự kính trọng của Swanimathan. Swanimathan đã viết thư trả lời Save: “Tôi ngưỡng mộ công việc của ông từ lâu và tôi rất biết ơn về những gợi ý chi tiết, những nhận xét và kiến nghị có giá trị. Chúng tôi sẽ xem xét chúng.” Những bức thư của họ sau này được xuất bản dưới tên gọi “The great agricultural challenge” (Thách thức lớn về nông nghiệp) và được dịch ra nhiều thứ tiếng.

Giải thưởng One World Award của IFOAM tôn vinh Bhaskar Save như một trong những người tiên phong và có ảnh hưởng nhất trong phong trào canh tác hữu cơ. Với bề dày sáu mươi năm kinh nghiệm, ông đã truyền cảm hứng và động viên ba thế hệ nông dân Ấn Độ đi theo hình thức canh tác này. Save là minh họa cho sức mạnh của việc giáo dục theo hướng “từ nông dân đến nông dân” và thật không có gì quá khi người ta ca ngợi ông như “Gandhi của nền nông nghiệp hữu cơ Ấn Độ”.

Đất: Đất đang sống và những người theo đạo Jain đều có ý thức sâu sắc về điều này. Hàng triệu vi sinh vật tồn tại trong lòng đất. Mỗi sinh vật đều có quyền được sống, vì thế chúng không nên bị tiêu diệt bởi thuốc trừ sâu hay thuốc diệt cỏ.

Chúng tôi chủ trương canh tác một cách tối thiểu trên mảnh đất đã được phát triển để sử dụng từ khi chúng tôi mới bắt đầu, không nên sử dụng đất quá mức (mặc dù rất khó để có thể đạt được điều này!)

Hãy nghĩ đến những cánh rừng, chúng tự tái sinh và tạo ra bầu không khí trong lành và có thể tự bảo vệ mình khỏi những xáo trộn mà con người gây nên. Đây là một ví dụ của việc thiên nhiên tự bảo vệ mình. Trong rừng có hổ và rắn như những người bảo vệ nhưng hãy nghĩ đến cả những chú voi và bàn chân to lớn của chúng đã giúp làm đất trở nên tơi xốp. Thiên nhiên tự vệ và thiên nhiên bảo vệ.

Cỏ dại: Cỏ dại là một phước lành. Chúng có thể bảo vệ mặt đất khỏi bị xói mòn do nắng mặt trời, mưa và gió. Hãy quản lý và kiểm soát cỏ dại, chứ không phải tiêu diệt chúng. Hãy xem cỏ dại là lớp mùn cho mặt đất, sẽ là đất trọc nếu bạn diệt trừ cỏ dại. Như cái đầu của một người hói, tóc/cây sẽ không mọc trở lại. Cỏ dại sẽ không gây hại nếu như nó không cao hơn cây trồng của bạn.

Các công đoạn của trồng trọt

Hoạt động trồng trọt gồm năm công đoạn: Làm đất - Bón phân - Tưới nước – Bảo vệ cây trồng - Làm cỏ. Người nông dân có thể cần nước để tưới nhưng thường thì tự nhiên sẽ tự chăm sóc tất cả những mảng được đề cập phía trên. Với phương thức canh tác hữu cơ, bạn chỉ cần 10 – 15% nước so với các cách thức trồng trọt truyền thống.

Làm đất: Giun đất thật tuyệt vời! Một ngày, chúng trở lên mặt đất 10 – 15 lần để hít thở và chính nhờ vậy mà chúng đã giúp đất thông khí. Giun đất tiêu thụ một lượng vi sinh vật bằng 1.5 lần trọng lượng cơ thể chúng mỗi ngày và khi tiêu thụ các vi sinh vật,
chúng giải phóng vào lòng đất các khoáng chất cần thiết như ni tơ, ma giê, v.v. Thông qua sự bài tiết của giun đất, mặt đất trở nên màu mỡ và nhờ quá trình hô hấp của loài vật này mà mặt đất được cung cấp đủ ô xi và độ ẩm.

Bón phân: Các chất phân hủy rất quan trọng cho sự màu mỡ và độ ẩm của đất. Chất hữu cơ không phải là thức ăn cho đất nhưng là thức ăn cho các loài động vật, mà phân của chúng giúp nuôi dưỡng đất.

Tưới tiêu: Đất cần ít nước hơn bạn tưởng. Ta cần độ ẩm, chứ không phải lũ lụt, ngập úng hay tưới quá nhiều. Đất cần đá để thông khí và tiếp nhận nước một cách vừa phải. Bạn không nên tưới quá nhiều, vì như thế đất sẽ mất ô xi và cây trồng sinh trưởng không tốt.

Rễ cây sẽ vươn dài tương ứng với độ rộng của tán lá phía trên mặt đất. Nên tưới nước dưới bóng râm và tưới ở vị trí tương ứng với mép của tán lá, để kích thích rễ cây phát triển.

Bảo vệ cây trồng: Trong số 1,25 triệu loài côn trùng thì chỉ có 1% tấn công thực vật. Thuốc trừ sâu có khả năng diệt trừ các loài côn trùng gây hại, nhưng không loại bỏ được trứng của những loài này, cho nên cũng không đạt hiệu quả cao. Thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu không được khuyến khích trong canh tác hữu cơ.

Xen canh là cách thức tốt hơn để bảo vệ cây trồng bằng việc trồng những giống cây thu hút sâu bọ ra khỏi các cây trồng chính. Những giống cây có thể sử dụng cho mục đích này có cây Neem (có vị chát) và cúc vạn thọ (khiến côn trùng vô sinh).

Bhaskar Save

Tham khảo thêm: Bhaskar Save - Wikipedia
Tổng hợp từ Tạp chí Tia Sáng, Wikipedia, Youtube

  • Article
Hữu cơ Kỹ thuật Xen canh

Xen canh không chỉ là một trong số các phương pháp phối kết hợp luôn được áp dụng trong sản xuất rau hữu cơ mà nó luôn được khuyến cáo trong mọi phương pháp sản xuất bền vững. Xen canh là trồng các cây có đặc điểm khác nhau trên cùng một diện tích sẽ tạo mối tương hỗ giữa các loại cây trồng khác nhau, hỗ trợ lẫn nhau, phân tán nguy cơ tập trung sâu bệnh hại, hạn chế cỏ dại lại tạo thêm nguồn thu nhập phụ cho nd trong khi chờ cây trồng chính sinh trưởng phát triển.

xencanh3.jpg

Có nhiều cách xen khác nhau: xen theo luống (Bed), xen hàng (row) hoặc xen hỗn hợp (mix). Tuỳ mục đích để cân nhắc lựa chọn cây trồng xen đảm bảo không cùng họ, không tranh chấp ánh sáng và dinh dưỡng. Tóm lại là các cây xen dù là cách xen nào cũng có tác động tốt lẫn nhau.

Trong các vườn rau hữu cơ PGS, nông dân áp dụng xen cây trồng ngắn ngày với cây dài ngày có chiều cao cây khác nhau để vừa che phủ đất, hạn chế cỏ dại trong khi chờ cây trồng chính giao tán, lại sớm cho thu hoach. Xen cây có khả năng xua đuổi sâu hỗn hợp với loại cây mẫn cảm với loại sâu đó. Xen cây chịu bóng có bộ rễ phân bố ở các tầng đất khác nhau.

Với kỹ thuật xen canh tốt, thay vì một hoặc hai loại rau được trồng, đa dạng cây trồng giúp làm giảm nguy cơ tập trung sâu bệnh phá hại, đất luôn mát và ẩm bởi được cây trồng che phủ, đất khi được bồi bổ bằng nguồn phân hữu cơ hệ VSV sẽ có một môi trường sống tốt và nguồn thức ăn dồi dào tiếp tục phân giải các chất hữu cơ thành dinh dưỡng cho cây trồng. Đó là một vòng khép kín lý tưởng mà Nông nghiệp hữu cơ đang khuyến khích thực hiện

xencanhcaytrong.jpeg

Các cây rau kết hợp và đối kháng trong kỹ thuật xen canh
Xin chia sẻ một số hình ảnh nông dân PGS áp dụng xen canh trong trồng rau hữu cơ.


Tác giả: Từ Tuyến Nhung

Câu chuyện nhà vườn

Bên trên